BỆNH TUYẾN GIÁP PHỔ BIẾN VỚI 6 VẤN ĐỀ
Bài đăng Tạp chí Người Cao tuổi số 249 (3602) thứ 6 ngày 15/12/2023
Khi tuyến giáp của bạn sản xuất quá nhiều hoặc không đủ hormone sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề khác nhau như các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, giảm cân, tăng cân,…
Cường giáp
Cường giáp có thể là kết quả của tăng tổng hợp và bài tiết hormone tuyến giáp từ tuyến giáp hoặc phóng thích hormone tuyến giáp quá mức mà không tăng tổng hợp gây ra bởi các dạng viêm.
Các nguyên nhân gây ra cường giáp bao gồm: Viêm tuyến giáp, bướu đa nhân, dùng quá nhiều iod, dùng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp, khối u tuyến yên (không phải ung thư), nhân tuyến giáp cường chức năng, nhân độc…
Sản xuất hormone tuyến giáp quá mức có thể dẫn đến các triệu chứng có thể bao gồm: Hồi hộp, đánh trống ngực; Tăng tiết mồ hôi, da ẩm; Mệt mỏi, suy nhược; Đi đại tiện thường xuyên; Mẫn cảm với nhiệt; Tăng cảm giác thèm ăn; Sụt cân; Mất ngủ; Giảm kinh nguyệt; Run tay; Nhịp tim nhanh; Tóc và móng giòn; Yếu cơ; Lồi mắt, yếu các cơ mắt gây ra nhìn đôi ở bệnh nhân Basedow; Phù niêm trước xương chày
Bão giáp là một dạng cường giáp cấp tính do cường giáp nặng hoặc không được điều trị/không điều trị đầy đủ. Các triệu chứng của bão giáp diễn ra đột ngột, rầm rộ với các biểu hiện sốt, rối loạn tâm thần, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhược cơ, gan to có vàng da, hôn mê hoặc có thể suy tim và sốc. Đây là tình trạng cấp cứu đe doạ tính mạng cần phải can thiệp nhanh chóng, kịp thời.
Suy giáp
Suy giáp trái ngược với cường giáp, tuyến giáp của bạn hoạt động kém, không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp.
Nguyên phát: suy giáp bẩm sinh, các bệnh lí tại tuyến giáp như viêm tuyến giáp, thiếu iod, suy giáp sau điều trị bằng iod phóng xạ hoặc xạ trị ung thư thanh quản, ung thư hạch Hodgkin, suy giáp do thuốc.
Thứ phát: gây ra bởi vùng đồi sản xuất không đủ hormone gảii phóng thyrotropin (TRH) hoặc tuyến yên không sản xuất đủ TSH.
Các biểu hiện và dấu hiệu của suy giáp khá tinh vi, khó nhận biết: Phù quanh hốc mắt, phù niêm; Mệt mỏi; Không chịu được lạnh, hạ thân nhiệt; Tinh thần lờ đờ, mất trí hoặc loạn thần; Da khô, bong vảy; Tóc khô, thưa, dễ gãy; Táo bón; Rong kinh hoặc vô kinh thứ phát; Nhịp tim chậm; Giọng khàn, nói chậm
Hôn mê phù niêm là biến chứng nguy hiểm do suy giáp kéo dài. Triệu chứng nổi bật là hôn mê và hạ thân nhiệt cực nhanh, mất phản xạ, co giật, suy hô hấp. Đây là trường hợp cần cấp cứu kịp thời vì nguy cơ tử vong rất cao.
Viêm tuyến giáp Hashimoto
Viêm tuyến giáp Hashimoto còn được gọi là viêm tuyến giáp lymphocytic mãn tính. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn tấn công nhầm và từ từ phá huỷ tuyến giáp và khả năng sản xuất hormon của nó. Tỉ lệ gặp ở phụ nữ cao hơn vài lần so với nam giới, và phổ biến ở phụ nữ trung niên.
Triệu chứng bệnh không đặc hiệu, giống với các triệu chứng của nhiều tình trạng khác. Một số người bị viêm tuyến giáp Hashimoto nhẹ có thể không có triệu chứng rõ ràng: Tuyến giáp to lên, không đau; Triệu chứng của suy giáp: mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, nhịp tim chậm, mất tập trung, trầm cảm, mắt và mặt sưng phù; Triệu chứng của cường giáp: tăng tiết mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, giảm cân; Rối loạn kinh nguyệt; Yếu cơ; Giảm ham muốn; Chậm phát triển chiều cao ở trẻ,…
Bệnh Basedow
Bệnh Basedow là một bệnh tự miễn của tuyến giáp. Bệnh liên quan đến dự hiện diện của các kháng thể kicchs thích tuyến giáp, khiến tuyến giáp sản xuất quá mức hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh sự trao đổi chất của bạn.
Bệnh di truyền và có thể phát triển nó ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ nữ giới bị bệnh gấp 5-10 lần nam giới. Nó phổ biến hơn nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40.
Triệu chứng ở người trẻ: Bướu giáp to lan toả (thường đối xứng), bướu nhỏ chỉ có thể phát hiện khi khám lâm sàng hoặc siêu âm tuyến giáp; Tăng động, lo lắng, bồn chồn, hồi hộp, dễ kích thích; Rối loạn giấc ngủ; Vú to ở nam giới; Mệt mỏi; Tiêu chảy; Rụng tóc; Mất tập trung; Tăng tiết mồ hôi; Không chịu được nóng; Yếu cơ; Run tay; Tăng cảm giác thèm ăn; Giảm cân, một số ít trường hợp tăng cân; Nhịp tim nhanh; Hồi họp, đánh trống ngực; Tâm trạng thất thường, dễ tức giận; Rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh; Rối loạn cương dương, giảm ham muốn; Lồi mắt; Phù niêm…
Triệu chứng ở người lớn tuổi: Nhịp tim nhanh hoặc không đều; Đau ngực; Mệt mỏi; Yếu cơ; Mất trí nhớ, lú lẫn; Chán ăn…
Bướu cổ
Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp to không phải ung thư, thường thấy ở tuổi dậy thì, trong khi mang thai, khi mãn kinh và đặc biệt là ở các khu vực có nguồn thực phẩm thiếu hụt iod.
Nguyên nhân: Chế độ ăn thiếu iod hoặc ăn nhiều các thực phẩm chứa các chất ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp; Các bệnh lí tại tuyến giáp; Khối u tuyến yên; Thuốc làm giảm sự tổng hợp hormone tuyến giáp; Phơi nhiễm phóng xạ…
Bướu cổ có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng nếu nó phát triển đủ lớn, tuỳ thuộc vào kích thước. Những triệu chứng này có thể bao gồm: Tuyến giáp to lên; Khó thở hoặc khó nuốt; Giọng khàn; Ho hoặc thở khò khè
Để phòng ngừa bướu cổ, bạn nên có chế độ ăn đầy đủ iod, bằng cách tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa iod như: muối ăn có iod, cá biển, sữa, trứng,… và hạn chế ăn những thực phẩm chứa các chất ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp (bắp cải, súp lơ,…)
U tuyến giáp
U tuyến giáp hay còn gọi là nhân tuyến giáp. Đây là những nốt – khối đặc hoặc lỏng được hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp. Khoảng 95% u tuyến giáp là lành tính, còn lại là u ác tính hay ung thư tuyến giáp. Hầu hết các u tuyến giáp không nghiêm trọng và không gây ra các triệu chứng nên không dễ phát hiện. Thay vào đó, nó thường được tình cờ phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ qua siêu âm vùng cổ.
Nguyên nhân gây ra u tuyến giáp hiện vẫn chưa được biết rõ, nhưng có những yếu tố nguy cơ được cho là gây ra bệnh này bao gồm: phơi nhiễm phóng xạ, thiếu hoặc thừa iod, béo phì, hội chứng chuyển hoá, …
Triệu chứng:
- Một số nhân sản xuất hormone tuyến giáp, gây ra mức độ cao bất thường trong máu của bạn. Khi điều này xảy ra, các triệu chứng tương tự như cường giáp.
- Nếu các nhân cản trở tuyến giáp, làm cho tuyến giáp hoạt động kém, không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp sẽ biểu hiện cá triệu chứng tương tự suy giáp.
- Khối u phát triển lớn có thể nhìn thấy được, hoặc chèn ép thanh quản gây khàn tiếng, chèn khí quản và thực quản gây khó thở, khó nuố
Thọ Xuân Đường chia sẻ kinh nghiệm
Thọ Xuân Đường kết hợp kinh nghiệm 400 năm gia truyền và các phương pháp chữa bệnh mới đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân vượt qua được các giai đoạn bệnh tiến triển nặng, có một cuộc sống lâu hơn, khoẻ mạnh hơn. Mỗi bệnh nhân ở một mức độ, giai đoạn bệnh khác nhau vì vậy có tiên lượng bệnh và mục tiêu điều trị khác nhau.
Với bệnh nhân đã qua phẫu thuật, dùng phương pháp Nam y để làm sạch cơ thể, cân bằng nội môi, chống tái phát, mau chóng làm lành các thương tổn, khôi phục thể trạng. Cơ thể có khỏe mạnh, ăn ngủ tốt thì mới có sức mà chống chọi bệnh tật…
Với loại ung thư khó chữa, các bệnh ung thư ảnh hưởng đến đường ăn uống (ung thư vòm họng, ung thư thực quản, tuyến giáp…) làm bệnh nhân nhanh chóng suy kiệt do thiếu dinh dưỡng, Thọ Xuân Đường hỗ trợ giải quyết các triệu chứng bằng châm cứu, bôi thuốc vùng bị bệnh để bệnh nhân ăn uống được, lấy lại sức khỏe, sau đó dùng thuốc theo phác đồ hỗ trợ điều trị ung thư Kỳ môn Y pháp. Những bệnh nhân u não, ung thư di căn não có biến chứng thần kinh, ngoài việc điều trị ung thư, còn điều trị phục hồi chức năng thần kinh, chống động kinh… Những trường hợp ung thư giai đoạn muộn, tiên lượng xấu, mục tiêu điều trị hàng đầu là giảm đau, nâng cao thể trạng, phục hồi chức năng cơ quan tổn thương, tiêu u, tăng miễn dịch để kéo dài sự sống, tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Bằng phương pháp khám bệnh toàn diện, kết hợp kiến thức Đông – Tây y rất nhiều bệnh nhân đã đạt được mục tiêu điều trị. Song cũng có một số trường hợp chữa trị khó khăn do các nguyên nhân sau: những trường hợp bệnh nhân quá nặng, đã bỏ qua mất những thời điểm vàng để thuốc thang có thể tác động, những bệnh nhân không tuân theo đúng y lệnh, dùng thuốc chưa đủ liệu trình, sinh hoạt không lành mạnh, thiếu ý chí để thay đổi thói quen sinh hoạt, thể trạng quá yếu kèm quá nhiều bệnh mãn tính cũng dẫn đến hiệu quả điều trị chưa được như mong muốn.
Link báo chí :
https://ngaymoionline.com.vn/benh-tuyen-giap-pho-bien-voi-6-van-de-48969.html
Bác sĩ Đỗ Thanh – Tình Vũ