BỊ U NHÚ THỰC QUẢN CÓ ĐÁNG LO NGẠI?
Bài đăng Tạp chí Người Cao tuổi số 229 (3582) thứ 6 ngày 17/11/2023
Những khối u nhú thực quản rất ít gặp và thường lành tính. Nội soi thực quản là phương pháp có thể phát hiện sớm những khối u nhú ngay từ khi chúng xuất hiện với kích thước rất nhỏ. Trên mô bệnh học tổn thương đặc trưng là nhú hình lá giống như ngón tay do tăng số lượng tế bào vảy của thực quản.
U nhú thực quản là tình trạng khá hiếm gặp và thường lành tính
U nhú thực quản có gây ung thư không ?
Thông thường với những khối u có kích thước nhỏ (dưới 1cm), bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân theo dõi định kỳ từ 3 đến 6 tháng. Nếu kích thước khối u tăng lên, người bệnh sẽ được yêu cầu can thiệp cắt bỏ khối u, cắt hớt niêm mạc,…
Việc chẩn đoán chính xác khối u có phải là ác tính hay không, các bác sĩ cần thực hiện nhiều loại xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, ngay trong quá trình nội soi dựa vào một số đặc điểm như hình dạng khối u, mạch máu trên bề mặt của u có bất thường không, cương tụ hay không, ngoằn ngoèo hay không,… các bác sĩ nội soi sẽ sơ bộ đánh giá được những khối u đó hướng nhiều đến u lành hay u ác. Trên thực tế, chỉ có một tỷ lệ rất thấp u nhú phát triển thành ung thư tế bào vảy.
Chính vì thế, để có câu trả lời chi tiết cho thắc mắc u nhú thực quản có gây ung thư hay không, bạn cần đi khám sớm. Từ kết quả thăm khám, các bác sĩ mới có thể giải thích và hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Cắt u nhú thực quản xong có tái phát không?
Trên thực tế, những bệnh nhân có u nhú ở thực quản thường không có triệu chứng bất thường, hoặc nếu có thì triệu chứng rất mơ hồ. Phần lớn các trường hợp bị bệnh đều được tình cờ phát hiện khi thăm khám để chẩn đoán một số bệnh lý về dạ dày, tá tràng.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến u nhú thực quản. Tuy nhiên, những khối u này có thể liên quan đến tình trạng viêm mạn tính hoặc thói quen sử dụng chất kích thích, phổ biến nhất là rượu bia và thuốc lá. Bên cạnh đó, một yếu tố khác đó là virus HPV cũng được đánh giá là có liên quan đến u nhú ở thực quản và tác động khiến những khối u tăng khả năng tiến triển thành ung thư.
Thông thường, đối với những trường hợp u nhú có kích thước nhỏ dưới 1cm, bệnh nhân không cần thực hiện phẫu thuật mà chỉ cần thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng khối u bằng phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng.
Với những khối u có kích thước lớn hơn 1cm, đồng thời người bệnh có các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá nhiều năm, mắc bệnh trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn HP, gia đình có tiền sử ung thư,… thì nên cắt bỏ u nhú, thực hiện giải phẫu bệnh. Trong trường hợp khối u này quá lớn và có thể gây chèn ép ống tiêu hóa thì việc phẫu thuật là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
Đối với thắc mắc “cắt u nhú thực quản xong có tái phát không”, câu trả lời là dù cắt hay không cắt thì u nhú vẫn có thể mọc lại, mọc thêm ở một số vị trí khác và việc phẫu thuật loại bỏ u nhú không phải là tác động khiến cho u nhú dễ mọc hơn. Chính vì thế, người bệnh nên đến khám để được bác sĩ tư vấn, giải thích kỹ càng.
Bí quyết 3 tháng hết u nhú không cần phẫu thuật
Anh Nguyễn Văn Cẩn ở xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Sơn Tây, Hà Nội chia sẻ:
“Cách đây hơn 3 tháng, tôi thấy nuốt vướng như có xương cá móc ở họng khi ăn, kèm theo thường xuyên ợ hơi, ợ chua. Tôi đến khám tại bệnh viện Quân Đội 105 thì phát hiện ở đoạn 1/3 trên thực quản có 2 u nhú kích thước 0,2 cm. Lúc đó tôi rất hoang mang,tôi giấu không cho người nhà biết (trừ vợ) vì vẫn chưa biết là u lành hay u ác tính. 1 tuần sau bác sĩ cho tôi biết kết quả u lành tính nhưng bác sĩ cũng nói hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh này, nếu u to lên phẫu thuật cắt bỏ. Mặc dù biết u lành tính nhưng tôi vẫn lo lắng không yên, muốn điều trị ngay để tránh phải phẫu thuật.
Anh Nguyễn Văn Cẩn chia sẻ về quá trình thoát bệnh của mình
Một lần tình cờ lên mạng, tôi xem được video của một bác ở Hà Đông đã được điều trị hết u thực quản nhờ phương pháp của Thọ Xuân Đường. Xem đi xem lại video này, tôi thấy rất giống với trường hợp của mình nên quyết tâm tìm đến Thọ Xuân Đường.
Khoảng cuối tháng 3, tôi tìm đến Thọ Xuân Đường ở địa chỉ số 5-7, khu tập thể Thủy Sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Sau khi khai các thông tin cơ bản, tôi được TS. Lương y Phùng Tuấn Giang trực tiếp thăm khám. Tiến sĩ Giang khám tỉ mỉ, cẩn thận, và cũng giải thích về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị cho tôi dễ hiểu và thuyết phục.
Sau khi thăm khám TS. Giang kê đơn thuốc cho tôi gồm thuốc sắc, thuốc viên và thuốc nhỏ họng. Tiến sĩ dặn kỹ tôi chữa bệnh này trước hết phải kiên trì, thứ 2 phải kết hợp được với chế độ ăn rau quả tươi sạch đã hướng dẫn để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều trị cho bệnh nhanh khỏi, đồng thời động viên tôi phải có tinh thần lạc quan, tích cực. Ngoài ra, còn chỉ định cho tôi cấy chỉ 2 tháng. Các y bác sĩ cấy chỉ cho tôi rất cẩn thận, chu đáo, khi ra về còn dặn dò tôi từng li từng tý ví dụ như khi cấy chỉ phải kiêng ăn cái gì, chú ý cái gì.
Tôi kiên trì uống thuốc, ăn uống đều đặn theo công thức TS. Giang căn dặn. Cà chua và bầu cùng 1 số loại rau nhà tôi trồng được tôi ăn đều đặn hằng ngày. Thời gian đầu khi mới uống thuốc và ăn các loại rau quả tôi chưa quen, ví dụ rau húng quế ban đầu thấy hơi cay, thuốc nhỏ họng thì có mùi hơi khó chịu. Nhưng sau đó cũng quen dần, tôi thấy đỡ nuốt vướng, không còn ợ hơi ợ chua, ăn ngủ tốt hơn, cảm thấy bệnh đang có những chuyển biến tốt. Cứ mỗi tháng hết thuốc tôi đến Nhà thuốc 1 lần để khám lại và lấy thuốc về nhà dùng tiếp.
Uống đến tháng thứ 3, TS. Giang bảo tôi đi nội soi thực quản để kiểm tra tiến triển của bệnh thì thật bất ngờ: Kết quả nội soi cho thấy cả 2 u nhú thực quản không còn nữa. Thực sự, biết được kết quả này, tôi cảm thấy như trút được gánh nặng thở phào nhẹ nhõm. Tuy đã điều trị hết u nhú, tôi vẫn tiếp tục dùng thuốc thêm một thời gian để ổn định bệnh, tránh tái phát, thăm khám định kỳ để theo dõi bệnh.
Link báo chí:
https://ngaymoionline.com.vn/bi-u-nhu-thuc-quan-co-dang-lo-ngai-48248.html
Tình Vũ