CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Bài đăng Tạp chí Người Cao tuổi số 184 (3537) thứ 6 ngày 15/09/2023
Trong cuộc đời con người, có một phần ba thời gian dành để ngủ, giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp ổn định các hoạt động sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên đối với những người già, để có được giấc ngủ ngon đôi khi thật khó khăn bởi người già thường hay gặp những rối loạn về giấc ngủ, đặc biệt là bệnh mất ngủ.
Lý do người cao tuổi mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng khó vào giấc ngủ, hoặc ngủ không ngon, hay tỉnh giấc, khó ngủ, ngủ không sâu hay mơ, thời gian ngủ ngắn… Tất cả các rối loạn giấc ngủ trên đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân người cao tuổi mất ngủ là do:
- Không gian ngủ ồn ào
Môi trường mà bệnh nhân ngủ ồn ào, không yên tĩnh khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu, khó ngủ hoặc bị đánh thức bởi những tiếng động mạnh.
- Tác dụng phụ của các chất kích thích
Trước khi ngủ nếu bệnh nhân sử dụng một số chất gây hưng phấn có thể gây mất ngủ như trà đặc, cà phê, nước tăng lực, các loại nước ngọt… Hoặc sử dụng một số thuốc như amphetamin, methylphenidate…
- Tắc nghẽn nhịp thở khi ngủ
Một số người tuổi cao, thường >60 tuổi có thể xuất hiện dấu hiệu tắc nghẽn nhịp thở khi ngủ, hay gặp hơn cả là nam giới có dấu hiệu sa sút tâm thần
- Đau mãn tính do các bệnh lý khác nhau
Người già hay gặp nhất là bệnh cơ xương khớp, tình trạng đau lưng mỏi gối, đau nhức các khớp, bệnh Gout khiến bệnh nhân khó ngủ, dễ bị thức dậy bởi đau quá không chịu được.
Một số bệnh lý mãn tính khác cũng có thể gây mất ngủ như rối loạn nhịp tim, suy tim, trào ngược thực quản, tiểu đêm nhiều, hen phế quản, hen tim, hội chứng cushing, cường giáp…
- Do stress, căng thẳng
Những lo âu mãn tính, mệt mỏi đầu óc, những stress căng thẳng từ cuộc sống, áp lực từ mọi phía cũng là nguyên nhân khiến người già trằn trọc khó ngủ.
Mất ngủ theo Y học cổ truyền
Mất ngủ là tình trạng giảm cả về thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Mất ngủ gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Theo y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm vi chứng “thất niên”, “bất mị”, “bất đắc miên”. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ, tùy theo từng thể bệnh.
Theo “Hoàng đế Nội kinh tố vấn”: “Nguyên nhân gây ra mất ngủ chủ yếu là do âm dương không cân bằng, ngũ tạng thất hòa, tinh khí hư tổn. Người già mất ngủ là do tuổi già suy sức, khí huyết hư tổn, cơ nhục khô héo, dưỡng khí không thông, khí của ngũ tạng đảo lộn, âm huyết suy yếu, dương khí quá thịnh nội phá nên ban ngày không có tinh thần, ban đêm không ngủ được; hoặc tâm âm không đủ, hư hỏa bốc lên làm cho mạch dương kiểu thịnh gây ra mất ngủ vì mạch dương kiểu chủ về ngủ”.
Tuệ Tĩnh Thiền sư trong “Nam dược thần hiệu” cho rằng: “Mất ngủ ở người già có ba nguyên nhân là người già yếu dương khí suy hay ốm khỏi còn yếu mà không ngủ được; tụ đàm ở đởm kinh, thần không yên mà không ngủ, lại có chứng tâm kinh nóng phiền, đởm kinh hàn lạnh mà không ngủ được”.
Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác trong “Y trung quan kiện” cho rằng: “Tâm là nơi chứa thần, thống nhiếp huyết mạch; can là nơi chứa hồn, chứa huyết; tỳ là nới chứa ý sinh ra huyết. Phàm chứng mất ngủ là do âm hư huyết kém; thần, hồn và ý đều bị thương tổn”.
Tình trạng mất ngủ kéo dài không những gây ra tâm lý lo âu, chán nản mà còn dễ làm cho cơ thể suy kiệt dẫn đến phát sinh nhiều bệnh lý như đột quỵ, trầm cảm, ung thư, béo phí, tiểu đường ….
Bệnh nhân người cao tuổi thăm khám tại Thọ Xuân Đường
Làm thế nào để cải thiện tình trạng mất ngủ
Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam chia sẻ :
Để ngủ ngon thì cần loại bỏ các nguyên nhân gây ra mất ngủ, điều trị các bệnh lý mạn tính khiến bệnh nhân thức dậy giữa đêm. Ngoài ra thực hiện các biện pháp sau:
- Rèn luyện hoạt động thể lực thể chất thường xuyên để cơ thể có sức khỏe tốt nhất, tinh thần thoải mái
- Thư giãn, giải tỏa tâm lý, tránh căng thẳng mệt mỏi. Có thể mát xa nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông và giúp ngủ ngon hơn
- Ngâm chân nước ấm trước khi ngủ, giúp các huyệt đạo ở gan bàn chân được tác động một cách nhẹ nhàng giúp ngủ ngon hơn. Có thể sử dụng gừng, ngải cứu hoặc một số thảo dược để tăng tác dụng.
- Gối đầu thảo dược: Sử dụng các loại lá như đinh lăng, vỏ đậu đỏ phơi sấy khô làm ruột gối để gối đầu ngủ
- Sử dụng các thảo dược để uống
Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang cũng cho hay: “Nam y có rất nhiều vị thuốc quý giúp an thần ngủ ngon như vông nem, lạc tiên, tâm sen, ngải tượng, táo nhân, tăng thầm, xạ đen, nụ tam thất… Bệnh nhân có thể đi hái chúng về rồi sắc uống hoặc hãm trà để giấc ngủ ngon hơn.
Khi mất ngủ hoặc khó ngủ, có thể sử dụng các loại thảo dược sau để giúp ngủ ngon. Đây là những loại thảo dược dễ kiếm, dễ sử dụng và an toàn.
- Thảo quyết minh sao đen: 16g/ngày, sắc hoặc hãm trà uống.
- Tâm sen sao vàng: 15g/ngày, hãm trà uống.
- Long nhãn: 16g/ngày, sắc hoặc hãm trà uống.
- Hoa hiên, đường phèn: Sắc uống trước khi ngủ.
- Vông nem: Sắc nước uống (12g dược liệu khô) hoặc nấu canh ăn từ lá tươi.
- Hoa thiên lý: Làm rau ăn (xào, nấu canh…).”
Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nếu thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng mất ngủ không cải thiện thì nên đến khám các bác sĩ để được tư vấn. Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường với nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị mất ngủ sẽ giúp bệnh nhân có liệu trình điều trị phù hợp nhất. Không chỉ sử dụng các thảo dược quý, Nhà thuốc còn sử dụng phương pháp thần châm giúp tăng cường máu lưu thông lên não, giúp an thần hiệu quả.
Link báo chí:
https://ngaymoionline.com.vn/cach-khac-phuc-tinh-trang-mat-ngu-o-nguoi-cao-tuoi-46708.html
Tình Vũ