BỆNH NHÂN CÙNG LÚC BỊ K THỰC QUẢN VÀ K LƯỠI KÉO DÀI THỜI GIAN SỐNG NHƯ THẾ NÀO ?
Bài đăng Tạp chí Người Cao tuổi số 139 (3492) ngày 14/07/2023
Đời người đáng giá nhất là sự sống, nhưng phải sống thật khỏe mạnh. Bệnh nhân ung thư xem như đã bước một chân vào cửa tử, họ chỉ biết cầu Trời khẩn Phật và le lói hy vọng vào thuốc men, phương pháp điều trị. Nhiều người đã suy sụp, thất vọng não nề khi điều trị không thành công hay có phản ứng tiêu cực với thuốc ... nhưng đâu đó vẫn còn những nụ cười vì họ may mắn được sống dài hơn, lâu hơn khi gặp thầy gặp thuốc. Một trong số những người may mắn đó là ông Nguyễn Sỹ Dũng ở Yên Thành, Nghệ An cùng lúc bị K lưỡi và K thực quản.
Tâm sự khi mắc bệnh
Vào đầu năm 2019 xuất hiện vết loét ở giữa lưỡi kèm theo hiện tượng nuốt nghẹn, nổi hạch 2 bên cổ, lúc đầu ông Dũng nghĩ đó là chứng bệnh do hút thuốc gây nên… nhưng càng ngày bệnh càng nặng và không có biểu hiện đỡ nên ông đi khám tại bệnh viện ung bướu Nghệ An. Bệnh viện phát hiện K lưỡi.
Ông quyết định ra bệnh viện K Tân Triều Hà Nội để khám lại nhưng bệnh viện không chỉ kết luận ông bị K lưỡi mà còn K thực quản nữa, nên giữ lại điều trị luôn. Sau khi mổ nối thông dạ dày, không cho thức ăn đi qua đường Thực quản, ông được chỉ định truyền hóa chất. Cơ thể bắt đầu suy kiệt khi mà tóc rụng, người sút cân và luôn có biểu hiện mệt mỏi. Không thể ăn bằng miệng nên thức ăn cho vào xông chỉ là để kéo dài sự sống chứ còn không thể nói là hưởng thụ nữa. Lúc này ông Dũng bi quan lắm, chỉ nghĩ đến cái kết đang cân kề. Vì ông cũng như nhiều người luôn nghĩ “ung thư là chết rồi”. Chán chường ông buông xuôi và vẫn giữ thói quen hút thuốc lá, mặc dù thầy thuốc và gia đình bạn bè khuyên nhủ, nhưng vẫn kệ, bất cần đời! Cuộc sống bị ảnh hưởng, bị xáo trộn, đặc biệt biết tới mình vừa bị K lưỡi vừa bị K thực quản, ông chẳng còn thiết gì cả.
Bệnh nhân Nguyễn Sỹ Dũng đến Thọ Xuân Đường tái khám
Nhắc lại quá trình điều trị của mình ông Dũng chia sẻ: “Điều trị bằng thuốc Tây và truyền hóa chất một thời gian nhưng các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn tăng dần, cơ thể suy kiệt. Khi bị bệnh, hễ phương pháp điều trị nào hiệu quả thì dù có đau đớn cũng phải chấp nhận. Lý thuyết là thế, nhưng cứ nghĩ đến việc truyền hóa chất thì sống lưng tôi lại lạnh buốt… Nghĩ đến cảnh mỗi lần truyền hóa chất liên tục hàng giờ, từng giọt hóa chất chảy cứ lởn vởn trong đầu khiến tôi mệt mỏi và suy sụp vô cùng. Tôi sống trong tình trạng lơ lửng không ý nghĩa. Không ăn, không ngủ được. Thời điểm ấy, tôi gầy tong teo vì bị những cơn đau hành hạ. Khi đó, bản thân tôi cũng chuẩn bị sẵn tinh thần cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra”.
Lúc tôi đã bắt đầu suy sụp thì điều kỳ diệu đến
Một ngày nọ, nói chuyện với người cùng quê đang điều trị ung thư theo thuốc nam có hướng tích cực, ông lân la tìm hiểu. Rồi lên mạng tìm xem thông tin có chút hi vọng nào không? lúc đó không tin lắm vì chưa thấy nơi nào nói đã chữa được khỏi bệnh ung thư. Mông lung lắm, nhưng ông vẫn nghĩ “có tia hy vọng nào là thử tia hy vọng ấy”…
Và ông Dũng bắt đầu tìm tới nhà thuốc Thọ Xuân Đường ở số 5-7 khu thủy sản, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Thực tế là nhiều khi mọi người vẫn “bán tín bán nghi” vào thuốc Nam, vì ai nấy đều nghĩ bệnh viện còn bó tay thì ai có thể chữa được. Nhưng với suy nghĩ “còn nước còn tát” gia đình đã đưa ông đến gặp TS. Lương y Phùng Tuấn Giang – Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường nhiều đời nhất Việt Nam.
Ông Dũng cho biết: “Sau khi nghe tôi kể rõ bệnh tình, Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang đã xem xét rất kỹ các kết quả cận lâm sàng của hồ sơ y tế của tôi, rồi bắt mạch, vấn, thiết và kê đơn thuốc cho tôi trong vòng 1 tháng gồm thuốc sắc, thuốc viên và thuốc dùng ngoài (bôi và nhỏ lưỡi). Tiếp tục uống hết tháng thứ hai, tôi không còn thấy mệt mỏi, cơ thể như có dấu hiệu hồi phục, ăn uống ngon miệng trở lại, ngủ tốt hơn mà những cơn đau cũng giảm đi rất nhiều.
Giảm dần tần xuất truyền hóa chất tại viện K và kết hợp điều trị theo thuốc Nam tại Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, sức khỏe của ông Dũng dần bớt suy kiệt, từ không ăn uống được thì nay ông đã nhai nuốt được thức ăn bằng đường miệng. Vậy là cái ống xông đặt vào lồng ngực giờ bỏ không, những chỉ số ung thư dần trở về bình thường, khối u được khống chế, đặc biệt không có dấu hiệu cho thấy tế bào lan rộng. Điều hay là thuốc nhỏ vào lưỡi đã làm cho khối u teo nhỏ, các vết lóet trên lưỡi se lại và đóng miệng gần hết. Ông bắt đầu thấy ăn ngon miệng. Ông Dũng mừng hơn bắt được vàng !!!
Ông Dũng trầm giọng xuống: Ai cũng bảo tôi nhờ cái duyên gặp thầy gặp thuốc, cái phúc phận của gia đình mình, bản thân tôi không nghĩ rằng tôi sống được đến thế này. Thầm cảm ơn số phận đã cho tôi gặp được vị “cứu tinh” của cuộc đời – Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang. Sau 4 tháng nhờ có bài thuốc Nam gia truyền và tài hoa ấy mà giờ đây tôi đã tìm lại niềm vui, hạnh phúc cho chính mình và cho gia đình”.
Đối diện căn bệnh ung thư, mỗi người một thái độ. Có bệnh nhân ung thư thì nói: “sống cũng là chờ chết thôi mà” câu nói có vẻ đúng theo quy luật của đời người nhưng ngẫm ra thì đó là cả sự thất vọng. Song có những người không buông xuôi, không chịu thua cuộc, không muốn từ giã cõi đời quá sớm thì họ lại tìm được phương pháp điều trị tốt, hiệu quả, và tìm được lối sống mới cho mình. Hy vọng sẽ có nhiều hơn nữa những bệnh nhân không may mắc bệnh nan y như ông Dũng gặp được thày được thuốc để sống tiếp đúng nghĩa, và để lan tỏa đi cho các bệnh nhân ung thư một niềm tin vào điều kỳ diệu: ung thư không phải là hết. Gặp thầy thuốc tốt, đúng phương pháp, gặp bệnh nhân hợp tác tốt và có ý chí quyết tâm thay đổi bản thân, thì ung thư cũng phải “lui”...
Link điện tử:
Tình Vũ