NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ U NANG DÂY THANH QUẢN
U nang dây thanh quản là một tổn thương lành tính, khá thường gặp ở những người thường xuyên phải nói nhiều, hát nhiều, hay bị viêm nhiễm thanh quản tái đi tái lại… Đây là nguyên nhân gây khàn tiếng, mất tiếng khá phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về căn bệnh u nang dây thanh quản này nhé!
U nang dây thanh quản là gì?
U nang dây thanh quản là sự biến đổi bất thường ở dây thanh với sự xuất hiện của một khối chứa chất nhầy hoặc mủ nằm ở dây thanh được bao bọc bởi một lớp màng có màu trắng đục. U nang dây thanh thường xuất hiện đơn độc, nằm dưới lớp niêm mạc và dọc theo chiều dài của dây thanh, ở 1/3 giữa của một bên dây thanh.
Hiện tại, có ba loại u nang dây thanh quản hay gặp. Có cùng bản chất là các nang lưu giữ chất tiết trong suốt bắt nguồn từ các tế bào niêm mạc trên đường hô hấp, các loại u nang dây thanh được phân loại theo bản chất tế bào, bao gồm: u nang biểu mô, u nang vảy và u nang tuyến. Trong đó, u nang biểu mô điển hình nhất là do lạm dụng dây thanh âm hoặc khi ho quá mức trong khi u nang tuyến có liên quan đến tuổi già và việc vệ sinh giọng nói kém.
Thông thường, bệnh hay xuất hiện ở những nam giới có độ tuổi từ 40 – 45 và hiện nay đang có dấu hiệu trẻ hóa, thường xuyên xuất hiện ở những người trẻ tuổi dưới 30 và phụ nữ.
Nguyên nhân gây bệnh
Thường gặp nhất là do dây thanh bị kích ứng quá mức, thường xuyên và kéo dài gây nên hiện tượng viêm, phù nề tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến sự tắc nghẽn của các tuyến chất nhầy. Khi sự tích tụ chất nhầy ngày càng nhiều, kích thước u nang tăng lên, chúng có thể bắt đầu gây ảnh hưởng đáng kể đến vùng rung của dây thanh âm và biểu hiện qua sự thay đổi giọng nói.
Một số nghiên cứu cho thấy Streptococcus pseudopneumoniae và Pseudomonas đóng một phần vai trò trong các nguyên nhân tổn thương dây thanh có bản chất lành tính.
Các bệnh lý đường hô hấp điển hình như viêm họng, viêm amidan, viêm dày dây thanh quản… cũng là nguyên nhân gây u nang dây thanh quản.
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… cũng là tác nhân dẫn đến bệnh.
Biểu hiện bệnh
Khàn tiếng là triệu chứng trung thành, do khối u làm cho dây thanh không khép kín, khép không đều khi phát âm. Làm giảm độ dung của dây thanh. Khàn tiếng phụ thuộc vào vị trí, kích thước của u nang. Vướng họng, nói nhanh mệt, ho,… gặp một số trường hợp.
Khám nội soi là phương pháp chẩn đoán tốt nhất. Nội soi hoạt nghiệm dây thanh giúp chẩn đoán chính xác sự rung động của sóng niêm mạc dây thanh và phát hiện sự rối loạn giọng.
U nang dây thanh quản có nguy hiểm không?
U nang dây thanh quản là u nang lành tính không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh, không phải là ung thư. U nang dây thanh quản gây ảnh hưởng đến giọng nói như khản tiếng, khản đặc và mất tiếng khiến người bệnh luôn mệt mỏi và gặp khó khăn về vấn đề ăn uống. Khi gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống lâu ngày dẫn đến tình trạng cơ thể thể bị suy nhược, thiếu dưỡng chất, sút cân, mất sức.
Điều trị u nang dây thanh quản cần xác định rõ tình trạng của nang như vị trí, kích thước từ đó mới có những biện pháp điều trị phù hợp. Việc đầu tiên cần làm là người bệnh cần phải hạn chế nói trong thời gian chữa trị, tránh làm tổn thương thêm lên dây thanh âm. Với các trường hợp u nang nhỏ, chưa thể tiến hành bóc tách được, chỉ định nội khoa được áp dụng để giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng khản tiếng.
Trường hợp u nang có kích thước lớn gây ảnh hưởng lớn đến giọng nói cần phải mổ loại bỏ u nang dây thanh quản. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát nếu bạn không có biện pháp chăm sóc dây thanh hợp lý.
Phòng tránh u nang dây thanh quản
U nang dây thanh quản là bệnh không quá hiếm, rất dễ gặp ở nhiều đối tượng và nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến hệ quả khó lường. Biện pháp phòng tránh bệnh gồm:
Tránh hút thuốc, uống rượu, cà phê và chất kích thích, tránh các loại thức ăn cay, nóng.
Hạn chế nói to và gào thét gây nên kích thích cổ họng. Bảo vệ cổ họng, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Để bảo vệ cổ họng bạn phải mặc áo ấm, quàng khăn kín, đội mũ khi ra đường, đi tất chân, bao tay…
Những người phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, ô nhiễm thì cần sử dụng khẩu trang y tế để hạn chế mức độ độc hại.
Súc miệng bằng dung dịch muối nhiều lần trong ngày. Súc miệng là cách tốt nhất để vệ sinh khoang miệng và vùng họng để tránh mắc những bệnh về họng như viêm họng, viêm thanh quản….
Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất bằng cách tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây… Hạn chế các loại thức ăn không tốt và dễ kích ứng niêm mạc họng, thanh quản như thức ăn có quá nhiều dầu mỡ,…
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282