CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THANH QUẢN
Đây là bệnh phổ biến chiếm khoảng 20% trong các bệnh ung thư nói chung ở Việt Nam và xếp hàng thứ hai ở các bệnh ung thư vùng đầu cổ, đứng sau ung thư vòm họng. Ung thư thanh quản có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 80% nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm nhưng đa phần các trường hợp phát hiện bệnh muộn thường là do chủ quan.
1. Chẩn đoán bệnh ung thư thanh quản
Việc chẩn đoán dựa vào khai thác tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm. Một số phương pháp giúp chẩn đoán ung thư thanh quản như:
• Soi thanh quản: là phương pháp giúp quan sát được thanh quản của bệnh nhân một cách rõ ràng.
• Chụp cắt lớp vi tính: máy tia X sẽ được nối với máy tính sẽ chụp hàng loạt các hình ảnh chi tiết của vùng cổ. Bạn có thể phải tiêm một chất nhuộm màu đặc biệt giúp cho thanh quản của bạn sẽ hiện rõ lên trên hình ảnh. Nhờ biện pháp chụp cắt lớp vi tính các bác sĩ có thể nhìn rõ các khối u vùng thanh quản hoặc các vị trí khác ở cổ của bạn.
• Giải phẫu bệnh (sinh thiết): Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, các bác sĩ có thể lấy đi một mảnh nhỏ tổ chức để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Giải phẫu bệnh là cách duy nhất để khẳng định khối u là ác tính hay lành tính.
2. Chẩn đoán giai đoạn ung thư thanh quản
Để lập được một kế hoạch điều trị tốt nhất, bác sỹ cần phải đánh giá giai đoạn, sự lan rộng của khối u ra các tổ chức xung quanh và tình trạng di căn xa. Ung thư thanh quản được chia làm 5 giai đoạn như sau:
• Giai đoạn 0
Ở giai đoạn này thì các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy khu trú tại thanh quản. Nếu phát hiện ở giai đoạn này bệnh có thể điều trị thành công và khỏi bệnh hoàn toàn.
• Giai đoạn 1
Khối u đã hình thành và cũng chỉ mới ở thanh quản chưa xâm lấn sang các cơ quan khác. Khối u ở vùng của thượng thanh môn, hoặc thanh môn, hạ thanh môn và dây thanh âm thường vẫn đi động bình thường.
• Giai đoạn 2
Khối u vẫn chỉ ở thanh quản nhưng đã có sự thay đổi ở các vị trí của khối u, lúc này dây thanh âm có thể không di động được nữa.
• Giai đoạn 3
Lúc này khối u đã lan rộng ngoài thanh quản.
~ Thượng thanh môn: khối u ở thanh quản hoặc ở mô kế thanh quản, hai dây thanh di động không bình thường, khối u lúc này có thể lan vào hạch bạch huyết ở vùng cổ cùng bên với u và hạch lớn hơn 3cm.
~ Thanh môn: Khối u chỉ ở thanh quản và hai dây thanh không di động bình thường. Khối u có thể lan vào hạch ở cùng bên cổ với khối u xuất phát và hạch có kích thước nhỏ hơn 3cm.
~ Lúc này khối u chỉ thấy ở thanh quản, 2 dây thanh không di động bình thường, khối u có thể lan sang hạch bạch huyết ở cùng bên cổ với chỗ phát khối u và hạch có kích thước nhỏ hơn 3 cm.
• Giai đoạn 4
Khối u đã bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác, xuất hiện hạch lan rộng với kích thước to hơn.
3. Điều trị bệnh Ung thư thanh quản
Điều trị ung thư thanh quản được quyết định sau khi đã xác định giai đoạn bệnh. Điều trị đặc hiệu phụ thuộc vào vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u. Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc phối hợp nhiều phương pháp.
a. Phương pháp phẫu thuật
Tùy theo vị trí, độ lan của khối u, tình trạng hạch di căn mà lựa chọn một trong 2 phương pháp phẫu thuật sau:
• Phẫu thuật bảo tồn (cắt một phần thanh quản): Khi khối u còn khu trú, chưa di căn. Sau phẫu thuật người bệnh có thể thở và phát âm qua đường mũi. Nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ sống trên 5 năm đạt 60-70%.
• Phẫu thuật tiệt căn (cắt bỏ hoàn toàn thanh quản): Trong trường hợp đã có hạch di căn. Sau phẫu thuật người bệnh phải thở qua lỗ của khí quản khâu nối ra vùng da cổ và phát âm qua thiết bị hỗ trợ/ phẫu thuật. Tỷ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 30-35%.
b. Phương pháp xạ trị
Hiện nay, xạ trị là phương pháp rất phổ biến để điều trị các khối u ác tính. Nguồn tia xạ được chiếu trực tiếp vào tế bào ung thư nhằm ngăn chặn sự phát triển và lây lan của khối. Xạ trị thường dùng khi khối u chưa di căn.
• Điều trị xạ trị đơn thuần.
• Điều trị xạ trị phối hợp phẫu thuật
c. Hóa điều trị ung thư
Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất tiêm vào cơ thể nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Dùng phương pháp hóa trị hoặc để loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật, xạ trị; hoặc để làm nhỏ kích thước khối u trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị.
Tuy nhiên, kết quả mà phương pháp này mang lại vẫn còn đang gây tranh cãi.
BS Thu Thùy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282