UNG THƯ THANH QUẢN NÊN ĂN GÌ?
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân chống lại bệnh tật.
Ung thư thanh quản là bệnh phổ biến chiếm khoảng 20% trong các bệnh ung thư nói chung ở Việt Nam và xếp hàng thứ hai ở các bệnh ung thư vùng đầu cổ, đứng sau ung thư vòm họng. Nghiên cứu tại mỹ cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư thanh quản là 60%.
Con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sụt cân, suy kiệt. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.
Sau điều trị, đa số bệnh nhân ung thư thanh quản đều không còn cảm giác ngon miệng, miệng nhạt và thay đổi vị giác, do đó việc lựa chọn thực phẩm và cách ăn rất quan trọng. Đa số, hậu phẫu thuật hoặc xạ trị, các bệnh nhân ung thư thanh quản sẽ được đặt ống thông dạ dày. Do đó, hầu hết các bệnh nhân đều có thể quay trở lại chế độ ăn bình thường.
Bệnh nhân ung thư thanh quản nên ăn gì?
• Cháo loãng: Bất kỳ món cháo loãng nào đều rất phù hợp cho thể trạng của những người bị ung thư thanh quản, Các loại ngũ cốc và trái cây.
Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại ngũ cốc đã qua tinh chế, gạo trắng, bánh mì, sữa chua và phô mai để bổ trợ thêm. Ngoài ra, cũng có thể ăn trái cây và rau quả, nhưng lưu ý những thực phẩm này phải được nấu chín.
• Cung cấp đủ protein: Các loại thực phẩm mềm nhưng lại giàu protein như cá thịt gia cầm không da, thịt bò, trứng và bơ đậu phộng cũng là những loại thực phẩm hợp lý cho người ung thư thanh quản.
• Chất béo: Có thể sử dụng thêm các loại chất béo như bơ, mayonnaise, dầu thực vật, kem và kem chua... để làm phong phú hơn chế độ ăn dành cho người bệnh. Trên thực tế, việc cho thêm chất béo vào khi chế biến thức ăn có thể làm cho chúng mềm hơn, dễ ăn và không gây đau họng.
Bệnh nhân ung thư thanh quản nên kiêng gì?
• Đồ ăn cay, nóng: Như tiêu, tỏi, ớt, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh...không tốt cho bệnh nhân ung thư. Đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư thanh quản, nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng cảm giác khó chịu, cơn ho tăng nhiều, bệnh nhân dễ bị suy nhược nghiêm trọng, mệt mỏi.
• Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật vẫn còn tồn tại các loại virus gây bệnh, đặc biệt là không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vi khuẩn trong nội tạng động vật sẽ làm cơ thể người bệnh bị yếu đi.
• Các chất kích thích: Bệnh nhân ung thư thanh quản nên tránh xa các chất kích thích vì chúng có thể làm tăng các triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, cản trở đến quá trình điều trị.
Một số mẹo giúp cải thiện dinh dưỡng cho người bệnh:
+ Người nhà nên cho bệnh nhân ăn theo bữa nhỏ (chia thành 5, 6 bữa thay vì 3 bữa chính) giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.
+ Nên nghiền hoặc thái nhỏ thực phẩm giúp bệnh nhân ăn dễ dàng ít gây áp lực lên cổ họng, tốt nhất là nên ăn thực phẩm lỏng, mềm.
+ Sau hóa xạ trị, bệnh nhân thường không có cảm giác thèm ăn, vì vậy người nhà nên đa dạng bữa ăn giúp bệnh nhân ngon miệng hơn.
BS Thu Thùy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282