UỐNG THIẾU NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC HẠI KHÔNG NGỜ
Theo kết luận của các nhà khoa học thì nước chiếm 70% khối lượng của cơ thể. Mọi sinh vật sống đều cần nước để tồn tại. Tuy nhiên, cơ thể sẽ bị mất chất lỏng khi đổ mồ hôi, đi tiểu, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Khi chất lỏng trong cơ thể bị hao hụt, sự sống cũng bị đe dọa.
Theo kết luận của các nhà khoa học thì nước chiếm 70% khối lượng của cơ thể. Nước là dung môi của các phản ứng hóa học, tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể, có tác dụng bôi trơn quan trọng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng… Nước còn giúp điều hòa nhiệt độ và là nguồn cung cấp khoáng chất.. Cơ thể cũng sẽ bị mất nước trong các hoạt động như đại – tiểu tiện, toát mồ hôi, khóc và thậm chí là cả hít thở.
Khi chất lỏng trong cơ thể bị hao hụt, sự sống cũng bị đe dọa. Cơ thể có nhu cầu được bổ sung nước, và thế là chúng ta cảm thấy khát nước. Khát nước là dấu hiệu bạn bị mất nước rõ ràng nhất, cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước và không thể vận hành ở mức tốt nhất. Mất nước không chỉ đơn thuần là cơ thể thiếu nước, mà còn có nghĩa là bạn mất chất điện giải, chẳng hạn như muối và kali. Chất điện giải giúp bạn thở, di chuyển, nói chuyện và thực hiện tất cả những hoạt động khác.
* Tác hại của việc uống ít nước:
• Gây mệt mỏi
Khi tình trạng thiếu nước nghiêm trọng có thể xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt hay đau ngực. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đã không uống đủ nước.
• Lão hóa da sớm
Khi cơ thể bị mất nước, nước sẽ chuyển từ các mô từ làn da để duy trì nồng độ trong máu. Tình trạng thiếu nước làm ngăn cản quá trình tái tạo da. Chính vì vậy, da sẽ bị khô và kém đàn hồi. Đây là nguyên nhân khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm và làm da xuống cấp.
• Da khô, dễ mọc mụn
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, vì thế nó cần được dưỡng ẩm. Thực tế, da khô là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thiếu hụt nước toàn diện. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Thiếu nước đồng nghĩa với việc thiếu mồ hôi, từ đó, cơ thể mất khả năng tự rửa trôi chất bẩn và dầu dư thừa tích tụ cả ngày. Nếu muốn tránh tình trạng da "đình công" (breakouts), mụn đầy mặt, tốt hơn hết bạn nên uống nhiều nước.
• Hơi thở có mùi
Một trong những nguyên nhân chính của hôi miệng lại là do không uống đủ nước. Nước bọt có tính kháng khuẩn tự nhiên nên khi cơ thể thiếu nước, lượng nước bọt trong miệng cũng giảm theo khiến vi khuẩn trong miệng hoạt động mạnh, dẫn đến hơi thở có mùi.
• Táo bón
Uống ít nước cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do lúc này, dạ dày sẽ không có đủ nước để tiêu hóa hết thức ăn.
Thêm vào đó, cơ thể thiếu nước kéo dài cũng là nguyên nhân dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trào ngược axit hay viêm loét dạ dày.
• Bệnh Gout
Bệnh gút hay còn gọi là thống phong, do lượng acid uric tăng lên trong cơ thể hoặc giảm bài tiết, sau đó acid uric lắng đọng trong khớp, thận và các bộ phận khác tạo thành một căn bệnh liên quan đến trao đổi chất.
• Chuột rút
Chuột rút thường gắn với các hoạt động thể lực, tuy nhiên đó cũng là một trong những hậu quả do việc thiếu nước gây ra.
Thiếu nước gây rối loạn cân bằng điện giải và muối khoáng, là các thành phần thiết yếu để cơ thực hiện chức năng bình thường của mình.
• Đau khớp
Nếu bạn đã từng cảm giác đau nhức ở khớp, rất có khả năng bạn đã không uống đủ nước.
Sụn, yếu tố làm giảm ma sát giữa các khớp, cấu thành bởi 70% nước. Do đó, uống đủ nước sẽ giúp duy trì hình dáng sụn, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển động của xương.
• Cao huyết áp
Để duy trì chức năng của các cơ quan trong điều kiện thiếu nước, cơ thể sản sinh ra một hormon gọi là histamin. Hormon này gây co mạch, làm tăng huyết áp.
Do đó, việc cần làm là uống đủ nước, điều này còn giúp cải thiện tuần hoàn, giảm tích tụ độc tố và các chất có hại gây tăng huyết áp.
• Loét dạ dày
Trong dạ dày, lớp niêm mạc chứa 98% nước và 2% bicarbonate natri, hỗ trợ cho tiêu hóa thức ăn và bảo vệ dạ dày bằng cách trung hòa acid trong dạ dày. Trong quá trình mất nước, niêm mạc dạ dày mất nước và hoạt động kém hiệu quả vì không có đủ chất lỏng. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng acid trong dạ dày và dễ gây ra chứng ợ nóng, cuối cùng tạo điều kiện gây viêm loét dạ dày.
Bs Thu Thùy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282