CHƯA HẾT DỊCH CORONA LẠI LO VIRUS CÚM GIA CẦM
Mùa xuân 2020 bắt đầu với nhiều nỗi lo, sự hoang mang của người dân khi đại dịch virus 2019-ncoV bùng phát và lan ra nhiều quốc gia trên thế giới khiến không ít người tử vong. Nỗi lo về dịch bệnh virus corona chưa vơi đi, thì người dân lại nhận được tin dịch cúm gia cầm bùng phát và đang có xu hướng lan rộng khiến người dân thêm phần hoang mang. Vậy virus cúm gia cầm có đáng lo hay không?
Virus cúm gia cầm có đáng lo?
Virus cúm gia cầm được phát hiện lần đầu tiên từ nhiều thập kỉ trước bao gồm nhiều chủng virus khác nhau. Chúng vốn là những retrovirus mang vật liệu di truyền là ARN gây bệnh ở các loại gia cầm, chim và có thể xâm nhiễm vào 1 số loài động vật có vú.
Theo các chuyên gia y tế virus gia cầm cúm A được chia thành các chủng dựa vào protein hemagglutinin H và Neuraminidase N nằm trên lớp vỏ bọc lõi virus. Có 16 protein H và 9 nhóm N tạo nên 144 chủng virus cúm gia cầm khác nhau. Từ năm 1918 xuất hiện virus cúm A/H1N1 rồi dần dần xuất hiện các chủng khác như H2N2,H5N1, H3N2, H7N2, H7N3, H7N7, H7N9, H6N1, H9N2… Trong đó chủng virus cúm gia cầm H5N1 chính là chủng đầu tiên lây bệnh sang người vào năm 1997 và bùng phát thành dịch, khiến nhiều người bị nhiễm bệnh và không ít người tử vong.
Năm 2020 sau khi dịch corona bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc chưa bao lâu thì ở Tứ Xuyên, Trung Quốc lại xuất hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N6 đầu tiên khiến hàng loạt gia cầm bị chết gây thiệt hại vô cùng lớn. Sau đó không lâu tại Việt Nam đã phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại Thanh Hóa, Hà Nội, Nghệ An và Quảng Ninh khiến hàng loạt gia cầm bị chết và có nguy cơ lây nhiễm sang nhiều địa phương khác.
Hiện nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp virus cúm gia cầm H5N6 nào lây nhiễm sang người. Tuy vậy, không được chủ quan bởi virus còn biến đổi và vẫn có nguy cơ cao lây bệnh sang con người rất nguy hiểm.
Các biện pháp phòng ngừa cúm gia cầm cúm A/H5N6
Các biện pháp phòng ngừa cúm gia cầm lây sang người rất quan trọng, mỗi người cần nâng cao ý thức và thực hiện ngay các biện pháp sau:
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên
Xà phòng có thể diệt khuẩn rất cần thiết trong lúc dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay. Hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng, thực hiện đúng các bước và rửa tay tối thiểu trong 20 giây. Đồng thời cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, súc miệng nước muối sinh lý thường xuyên, thay giặt quần áo hàng ngày.
- Đeo khẩu trang đúng cách
Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khi tiếp xúc với người khác. Đảm bảo khẩu trang che kín mũi miệng và được thay giặt thường xuyên.
- Lựa chọn thực phẩm gia cầm an toàn
Chỉ sử dụng các loại gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là còn sống. Không sử dụng các loại gia cầm không rõ nguồn gốc, giá rẻ, hàng trôi nổi ngoài thị trường.
- Không ăn tiết canh, đồ tái sống
Tuyệt đối không được ăn tiết canh ngan, vịt, chim…, không ăn các món gỏi, tái sống. Cần nấu chín kĩ thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi.
- Phát hiện ổ dịch báo cáo kịp thời
Nếu phát hiện có gia cầm ốm chết hoặc phát hiện ổ dịch không được tự ý tiêu hủy, không sử dụng các gia cầm ốm chết mà phải báo cho chính quyền địa phương để được xử lý theo đúng quy định.
- Cẩn thận khi tiếp xúc với gia cầm
Khi tiếp xúc với gia cầm cần đeo khẩu trang, găng tay và sử dụng các dụng cụ bảo hộ. Tốt nhất nên tránh tiếp xúc gia cầm nếu không cần thiết.
- Đi khám kịp thời khi nghi ngờ nhiễm bệnh
Khi có các biểu hiện bất thường như ho, sốt, đau ngực, khó thở, đau họng cần đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên tăng đề kháng
Từ xa xưa cha ông ta đã biết cách sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh cảm cúm hiệu quả. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường gợi ý cho bạn 1 số công thức thảo dược tăng sức đề kháng, phòng bệnh cúm gia cầm:
- Trà thảo dược
Các loại trà ấm nóng rất thích hợp với thời tiết lạnh ẩm hiện nay và giúp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn một trong các loại trà như trà gừng, trà quế, trà tầm ma, trà bạc hà, trà khương tô(gừng, tía tô) đều có công dụng tốt.
- Sâm ngọc linh mật ong
Sâm ngọc linh là 1 trong 3 loại sâm tốt nhất thế giới với thành phần chứa tới 52 loại saponin khác nhau. Khi ngâm sâm ngọc linh trong mật ong và sử dụng hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật.
- Nồi thảo dược xông hơi
Khi vừa chớm có triệu chứng cảm cúm, hoặc vừa đi trời lạnh, gặp mưa gió lạnh về có thể sử dụng xông thảo dược để phòng và điều trị cảm cúm. Thành phần nồi thảo dược đơn giản với lá sả, vỏ bưởi, hương nhu, ngải cứu, gừng đun sôi. Sau đó dùng hơi nóng của nồi xông giúp cơ thể thoải mái, thông mũi họng.
- Ngâm chân thảo dược
Không cần đi đâu xa, chỉ cần dùng gừng, muối và ngải cứu cho vào nước đun sôi kĩ. Sau đó ngâm chân trước khi ngủ tối giúp trị chứng bàn chân lạnh, giúp lưu thông khí huyết tăng sức khỏe.
Tóm lại mỗi cá nhân cần trang bị các kiến thức về thông tin bệnh, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả và chia sẻ để cộng đồng được biết tới nhiều hơn. Ngoài các biện pháp phòng bệnh trên nên tăng cường ăn hoa quả tươi giàu vitamin C, giữ ấm cơ thể, sinh hoạt điều độ và ngủ đủ giấc để luôn có thể trạng tốt nhất.
Bác sĩ Thúy Hường
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282