NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ NGUY CƠ CAO MẮC BỆNH SUY GIÁP ?
Suy giáp là một bệnh lý của hệ thống nội tiết, xảy ra khi có sự rối loạn chức năng tuyến giáp khiến tuyến giáp không sản sinh đủ lượng hormone cần thiết cho quá trình kiểm soát, trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó dẫn đến hậu quả bệnh gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, hệ thần kinh và khả năng điều tiết thân nhiệt trong cơ thể và đặc biệt là có thể gây hạ canxi máu. Chính vì vậy, đây là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong trong thời gian ngắn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh suy giáp là gì?
Bệnh suy giáp hay còn gọi là bệnh nhược giáp hoặc bệnh suy giảm chức năng tuyến giáp. Đây là một bệnh liên quan đến nội tiết, cụ thể là lượng hormone Thyroxine, T3, T4 mà tuyến giáp sản sinh. Khi mắc bệnh, tuyến giáp của người bệnh sẽ không sản sinh đủ lượng hormone trên, gây rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Suy giáp sẽ làm hạ hàm lượng canxi trong máu kéo theo hoạt động của tim, hệ thần kinh và hoạt động điều tiết thân nhiệt bị ảnh hưởng. Bệnh có thể được ngăn chặn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ di chứng, biến chứng không thể phục hồi của bệnh khá cao, người bệnh không được phép chủ quan.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp
Những người mắc bệnh tự miễn
Những người mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp vì viêm tuyến giáp Hashimoto xảy ra khi cơ thể tạo ra kháng thể tấn công và tiêu diệt nhầm tuyến giáp gây hao hụt hormone tuyến giáp. Vậy nên, những người mắc bệnh viêm tuyến giáo tự miễn Hashimoto nên tái khám bệnh thường xuyên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh suy giáp tiềm ẩn sau này.
Nữ giới ở độ tuổi từ 60 trở lên
Mặc dù bệnh suy giáp có thể khởi phát ở bất kì độ tuổi và giới tính nào nhưng một số nghiên cứu cho thấy nữ giới có tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng nhiều.
Người từng phẫu thuật tuyến giáp
Người từng phẫu thuật tuyến giáp có nguy cơ cao mắc bệnh suy tuyến giáp. Do phẫu thuật tuyến giáp loại bỏ tất cả hoặc một phần tuyến giáp dẫn đến lượng hormone tuyến giáp sẽ bị giảm hoặc thiếu hụt nghiêm trọng. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải có chế độ bổ sung hormone tuyến giáp lâu dài cho cơ thể dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế nguy cơ thiếu hụt hormone gây bệnh suy giáp.
Những người điều trị cường giáp bằng iốt phóng xạ
Những người bị cường giáp (tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone) thường được điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc thuốc chống tuyến giáp nhằm điều chỉnh tuyến giáp hoạt động bình thường trở lại. Một số trường hợp, phương pháp điều trị cường giáp này có thể khiến các tế bào tuyến giáp bị bức xạ phá hủy, dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.
Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
Một số phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc sau khi sinh có khả năng sản xuất ra kháng thể kháng tuyến giáp từ đó làm tăng nguy cơ bị suy giáp. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây tăng nguy cơ sẩy thai sớm và tiền sản giật - một vấn đề gây ra sự gia tăng đáng kể huyết áp của người phụ nữ trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nó cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển thai nhi.
Những người thường xuyên phải sử dụng thuốc tim mạch, chống hưng cảm
Một số loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe tim mạch, các bệnh tâm thần và ung thư có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp, tăng nguy cơ dẫn đến bệnh suy giáp. Các loại thuốc này bao gồm amiodarone (Cordarone, Pacerone), lithium, interferon alpha và interleukin-2. Nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ để biết các tác dụng phụ của thuốc và cách phòng tránh bệnh suy giáp có thể xảy ra.
Người có chế độ ăn uống thiếu hụt iốt nghiêm trọng
Để sản xuất được hormone thyroxine ( T4) và triiodothyronine (T3), tuyến giáp cần có iốt. Cơ thể không tạo ra được loại khoáng chất này nên cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Do đó, nếu người có chế độ ăn uống thiếu hụt iốt sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp. Lưu ý là chế độ ăn có quá nhiều iốt cũng có thể tăng nguy cơ gây suy giáp.
Trên đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp, tuy nhiên nếu không thuộc nhóm đối tượng trên thì người bệnh cũng không nên chủ quan vì diễn biến bệnh suy giáp âm thầm, khó nhận biết sớm. Để chủ động phòng ngừa căn bệnh này, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần nhé!
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282