NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO MẮC BỆNH UNG THƯ PHỔI
Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến nhất nhưng bệnh khó phát hiện ở giai đoạn sớm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Hiện nay, số trường hợp mắc mới ung thư phổi đang ngày càng gia tăng. Việc tìm hiểu các biện pháp phòng tránh căn bệnh ác tính này một cách an toàn, hiệu quả là điều đang được rất nhiều người quan tâm, do đó những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi là đối tượng cần được bảo vệ và phòng tránh tốt nhất.
Ung thư phổi là xảy ra khi có sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các nhu mô phổi dẫn đến hình thành khối u nằm trong phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là ho, ho ra máu, sụt cân, khó thở, và đau ngực.
Các nghiên cứu về bệnh ung thư phổi đã đưa ra nguyên nhân gây ung thư phổi hầu hết là liên quan tới khói thuốc lá. Ngoài ra, bệnh ung thư phổi còn được xác định là do phóng xạ, không khí ô nhiễm, tiền sử bệnh tật gây ra.
Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi?
Người hút thuốc lá
Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất có tính chất gây ung thư, ví dụ như hợp chất thơm có vòng đóng, Benzopyrene hay các Nitrosamine. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá. Do đó, những người bị nghiện thuốc lá, hút thuốc lá thường xuyên khả năng mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Khả năng một người hút thuốc lá sẽ bị ung thư phổi phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút trong một ngày và sự hít sâu khói thuốc lá vào phổi. Ngừng hút thuốc lá giảm nguy cơ phát triển thành ung thư phổi rất nhiều.
Những người thường xuyên hút thuốc lá thụ động
Những người hút thuốc lá thụ động thường không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi phải khói thuốc lá trong môi trường do người khác xả ra. Cơ hội phát triển ung thư phổi được tăng bởi sự tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá.
Những người làm việc trong môi trường có chất phóng xạ
Phóng xạ là một khí ga hoạt hóa phóng xạ không vị, không mùi và không nhìn thấy được nó có thể xảy ra tự nhiên trong đất và đá. Nó có thể gây tổn hại tới phổi dẫn tới ung thư phổi. Người làm việc trong hầm mỏ có thể bị tiếp xúc với khí phóng xạ ở một số vùng của đất nước, phát hiện ra khí phóng xạ trong các gia đình.
Những người thường xuyên tiếp xúc với chất Amiăng
Amiăng là tên gọi của một nhóm chất khoáng nó tồn tại trong tự nhiên như dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp, như ngành vật liệu xây dựng, sản phẩm tấm lợp fiabro xi măng, …Sợi amiăng khuynh hướng dễ dàng tách thành các phân tử nhỏ nó có thể trôi nổi trong môi trường sống, bầu không khí hít thở và dính vào quần áo. Khi các phân tử này được hít vào, chúng có thể tồn tại trong phổi, gây tổn hại tế bào và dẫn đến nguy cơ ung thư phổi. Những người làm việc tiếp xúc trong môi trường có Amiăng nguy cơ ung thư phổi cao gấp 4-5 lần so với những người không tiếp xúc với Amiăng. Sự tiếp xúc này đã được quan sát ở các ngành công nghiệp như đóng tàu, sản xuất và khai thác amiăng, công việc cách ly và sửa chữa phanh. Nguy cơ ung thư phổi thậm chí cao hơn giữa các công nhân tiếp xúc aminăng, nếu họ có hút thuốc lá. Các công nhân tiếp xúc với amiăng nên sử dụng các trang bị bảo hộ được cung cấp bởi các người chủ và tuân theo quy trình an toàn và thực hành công việc được đưa ra.
Những người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm
Những người thường tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí, như các sản phẩm của sự kết hợp giữa diesel và các dầu thô khác làm nguy cơ dẫn đến ung thư phổi thường cao hơn so với người được sống trong bầu không khí trong lành.
Những người mắc các bệnh phổi mạn tính
Bản thân những người từng mắc các bệnh về phổi như: viêm phổi, lao phổi, tắc nghẽn phổi thường ho khan kéo dài hay có đờm mãn tính… thì nguy cơ tiến triển thành ung thư phổi rất cao. Bởi sau khi bị bệnh, các chức năng của phổi suy giảm, hệ miễn dịch cũng suy giảm theo. Và những người bị lao phổi sẽ làm ung thư phổi có khuynh hướng phát triển ở các vùng phổi bị lao đã thành sẹo.
Những người có người thân mắc ung thư phổi
Những người có người thân bị ung thư phổi có thể bị ung thư phổi cao gấp đôi so với những người không có người thân bị ung thư phổi. Bởi vì hút thuốc lá có xu hướng tăng trong các gia đình và các thành viên gia đình tiếp xúc với khói thuốc lá, thật khó để biết liệu nguy cơ ung thư phổi gia tăng là từ tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi hay do tiếp xúc với khói thuốc lá.
Và một lời khuyên hữu ích nhất đó là “cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi là tránh xa hoặc không bao giờ bắt đầu hút thuốc lá”.
Do bệnh ung thư phổi có sự phát triển nhanh chóng với những dấu hiệu tiềm ẩn không rõ ràng, việc phòng chống ung thư phổi và kiểm tra thể chất thường xuyên cho các đối tượng có nguy cơ cao nói trên là vô cùng quan trọng và cần thiết.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282