TỔNG QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ được chẩn đoán ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh lý này xảy ra ở khoảng 3-7% thai phụ, và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám và có một chế độ ăn hợp lý để tránh những bệnh lý không mong muốn xảy ra.
1. Định nghĩa về đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý rối loạn dung nạp đường huyết (tăng đường huyết bất thường) sau khi cho uống glucose và trước thời kỳ mang thai, chưa có chẩn đoán về đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2. Bệnh lý này thường không có triệu chứng rõ ràng nên khó chẩn đoán, thường sẽ hết đi sau sinh.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện tại chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cho căn bệnh này. Có nhiều giả thiết đặt ra như sau:
- Trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé phát triển sản xuất cao một loạt các kích thích tố. Hầu như tất cả chúng làm giảm tác động của insulin (hormone giúp chuyển glucose từ máu vào tế bào trong cơ thể) ở các mô, qua đó nâng cao đường trong máu. Độ cao vừa phải của đường trong máu sau bữa ăn là bình thường trong khi mang thai.
- Khi em bé phát triển, nhau thai sản xuất kích thích tố nhiều hơn và hormone insulin can thiệp nhiều hơn nữa. Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, các kích thích tố nhau thai gây ra một sự gia tăng lượng đường trong máu đến một mức độ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của em bé. Vì vậy bệnh tiểu đường thai kỳ thường phát triển trong nửa cuối của thai kỳ.
3. Đối tượng nguy cơ dễ mắc đái tháo đường thai kỳ
Nhóm đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao sau đây:
- Thể trạng béo, BMI > = 30, Tuổi lớn hơn 35
- Bệnh lý buồng trứng đa nang
- Người thân kế cận mắc bệnh lý tiều đường.
- Phụ nữ sinh con đầu >= 4kg, có tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
4. Khi nào nên khám xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ
- Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ trên, thì nên làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh ĐTĐ thai kỳ từ lần khám thai đầu tiên. Nếu xét nghiệm ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ như người bình thường (bỏ tiêu chẩn về HbA1C).
- Tất cả các thai phụ chưa được chẩn đoán đái tháo đường thì nên làm xét nghiệm từ tuần 24 – 28 của thai kỳ.
- Thai phụ có đái tháo đường thai kỳ phải được xét nghiệm lại sau khi sinh từ 4 – 12 tuần (áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường như người bình thường) để theo dõi về sự tiến triển của bệnh lý. Đồng thời, nên xét nghiệm lại ít nhất 3 năm/ lần để phát hiện sự tiến triển của đái tháo đường hay tiền đái tháo đường.
5. Biến chứng đối với thai nhi của thai phụ đái tháo đường
Đa số thai phụ có đái tháo đường thai kỳ sinh con đều khỏe mạnh, tuy nhiên nếu không có sự chăm sóc, theo dõi, điều chỉnh, điều trị kịp thời thì sẽ dễ để lại biến chứng như sau:
- Thai nhi phát triển quá nhanh, vượt quá mức tăng trưởng dẫn đến sinh khó, có thể xảy ra sang chấn sản khoa.
- Trẻ đẻ ra dễ bị tụt đường huyết, đường huyết thấp vì cơ thể tự sản xuất insulin của trẻ cao hơn bình thường.
- Trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có vấn đề về hô hấp nhiều hơn trẻ thường, ngay cả ở cùng tuổi thai. Và thường phải hỗ trợ thở.
- Trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc đái tháo đường sau này.
- Ngoài ra, còn có một số biến chứng khác như vàng da, chậm phát triển về vận động, tăng động,…
Bên cạnh đó, với thai phụ cũng sẽ có nhiều biến chứng như: nhiễm trùng đường tiết niệu, tương lai bị tiểu đường và nặng nề hơn là tiền sản giật. Bởi vì vậy, mang thai đã khó, việc giữ gìn cũng như duy trì một thai kỳ khỏe mạnh cũng cực kỳ khó khăn. Các bà mẹ cần chuẩn bị sức khỏe, kỹ năng tốt trước, trong và sau khi mang thai.