MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrat liên quan đến việc thiếu hụt hoặc đề kháng insulin. Căn bệnh này nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người. Cùng tìm hiểu mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường
1. Mục đích điều trị đái tháo đường
Việc điều trị đái tháo đường nhằm đạt được các mục đích sau:
- Giúp làm giảm các triệu chứng lầm sàng như uống nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều, gầy sút cân nhiều…
- Giúp làm giảm các triệu chứng cận lâm sàng: chỉ số đường huyết về gần bình thường nhất, không còn đường niệu
- Đạt cân nặng lý tưởng, người béo phì thừa cân phải giảm cân
- Giúp làm chậm các biến chứng cấp và mạn tính của bệnh đái tháo đường
- Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường
Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ(ADA) năm 2013 thì mục tiêu kiểm soát đường huyết bao gồm:
- HbA1c <7% được coi là mục tiêu chung cho cả ĐTĐ tuyp 1 và tuyp 2 không mang thai
- Đường huyết lúc đói nên duy trì ở mức 3.9 – 7.2 mmol/l
- Đường huyết sau ăn 2h < 10mmol/l
- Mục tiêu kiểm soát đường huyết đối với ĐTĐ tùy theo từng bệnh nhân, tùy theo tuổi, thói quen sinh hoạt, tình trạng biến chứng và thời gian bị bệnh.
- Điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
3. Làm thế nào để đạt được mục tiêu điều trị đái tháo đường
Đái tháo đường cần phải phối hợp cả chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc mới có thể đạt được mục tiêu điều trị đái tháo đường
- Chế độ ăn: chính là nền tảng cơ bản của chế độ điều trị, nó cần phù hợp với từng bệnh nhân và đảm bảo các yếu tố:
Đủ chất đạm, béo, bột, đường, vitamin, muối khoáng và nước
Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn
Không làm hạ đường huyết lúc xa bữa ăn
Đủ duy trì hoạt động bình thường hàng ngày
Duy trì cân nặng lý tượng hoặc giảm cân đến mức hợp lý
Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, suy thận
Phù hợp tập quán ăn uống theo địa dư, dân tộc, của từng BN và gia đình
Đơn giản và không quá đắt tiền
Không nên thay đổi quá nhiều và quá nhanh cơ cáu cũng như khối lượng các bữa ăn
- Vận động thể lực
Tập luyện thể dục làm giảm lượng mỡ thừa trong các tạng và trong ổ bụng, làm giảm nhu cầu insulin và giảm đường máu
- Các thuốc điều trị đái tháo đường
Thuốc tiêm insulin
Thuốc uống điều trị đái tháo đường: có nhiều nhóm thuốc khác nhau như thuốc làm tăng tiết insulin, thuốc uống làm tăng tác dụng của insulin, thuốc uống làm giảm hấp thu đường….
Để kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường thì việc cố gắng đạt được các mục tiêu điều trị là rất cần thiết và quan trọng. Vì vậy bệnh nhân không nên tự ý bỏ thuốc, mà cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn và phác đồ điều trị của các bác sĩ đưa ra.