Đông y điều trị xơ gan cổ chướng kỳ I
Đông y điều trị xơ gan cổ chướng kỳ II
Ngoài 8 triệu chứng mà bạn đọc đã tìm hiểu ở kỳ I, II , Kỳ này tác giả giới thiệu thêm các triệu chứng khác của bệnh xơ gan cổ chướng và cách điều trị theo đông y ...
Triêu chứng 9 : Sau khi sinh nở, kém ăn, yếu sức, tiểu ít, trướng bụng, chân phù ấn lõm, lòng trắng mắt vàng, bụng to như cái trống, vòng bụng 103cm, cân nặng 69kg, dùng thuốc ích khí thanh nhiệt lợi thấp không giảm.
CĐ : Sinh nở, khí huyết suy, tỳ vị yếu, thuỷ thấp ứ đọng, thấp uất hoá nhiệt, thuỷ tà bành trướng, chính khí không thắng nổi tà khí. Xơ gan, phúc thuỷ.
PC : Ích khí, tả phế, trục thuỷ. [Trung Y lâm sàng chẩn liệu bách khoa toàn thư]
D : Mộc Phòng kỷ, Xuyên Tiêu mục, Điều Đình lịch tử, Đại phúc bì, Xích linh, Trư linh đều 12g, Hoàng kỳ 20g, Tang bạch bì 16g, Xa tiền tử 40g, Sinh Xuyên quân, Trần bì đều 8g, Hồng hoa 6g. Sắc uống 1 tuần. Bụng có giảm, ăn có khá hơn, lượng nước tiểu còn ít.
D2 : như trên, tăng Đình lịch tử lên 40g, tiểu tiện nhiều, lượng nước uống vào cân bằng với lượng nước tiểu đái ra, ăn khá hơn, vòng bụng nhỏ đi. Uống thuốc trong 1 tháng, vòng bụng còn 87cm, cân nặng còn 67kg, nằm viện cộng 53 ngày.
Kết luận : Trọng dụng Hoàng kỳ : ích khí, kiện tỳ; Đình lịch tử : tả phế trục thuỷ.
CĐ : Cơ thể đã quá suy yếu do chính khí hư, nhưng cổ trướng lại tăng-tà khí thực.
PC : Bổ khí huyết, sơ can, kiện tỳ, công trục cổ trướng.
P : Bát trân thang [15] / Thập toàn đại bổ [16] gia giảm.
D : Đảng sâm, Hoàng kỳ, Phục linh đều 12g, Bạch truật 30-60g, Đan sâm, Kỷ tử, Đương quy, Bạch thược, Xa tiền tử, Ý dĩ nhân đều 12-20g, Hoài sơn 12-16g, Chích Cam thảo 4-8g.
GG :
-Tỳ thận dương hư, ăn kém, tiêu lỏng, mặt xạm, lưng đau, bàn chân phù, chân tay lạnh, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì huyền, cần dùng bài thuốc có các vị thuốc : Phụ tử chế, Nhục quế, Ngưu tất, Phòng kỷ, Can khương, Bạch linh, Bạch truật, Trạch tả, …
-Can thận âm hư, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mắt khô, ít ngủ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế sác, dùng bài thuốc gồm các vị : Hà thủ ô, Sinh địa, Mạch môn, Sa sâm, Kỷ tử, Thạch hộc, Đan sâm, Kê huyết đằng, Quy bản, Miết giáp, …
-Trường hợp xuất huyết nhiều, như nôn ra máu, đại tiện ra máu, hôn mê gan, cần xử trí kết hợp Đông Tây Y.
-Với bệnh nhân có xuất huyết, có bệnh tim, quá suy kiệt, không nên dùng phép trục thuỷ, nên kết hợp truyền dịch để tránh mất nước tổn hại chân âm. Dùng bài Lý ngư xích tiểu đậu thang, ngày 1 thang, liền trong 2-3 tuần.
-Cổ trướng nặng gây nên khó thở, cần công trục cổ trướng, dùng 1 trong những bài sau :
+Bị cấp hoàn [8]. Mỗi lần 1-2g với nước ấm.
+Ngũ công tán [17]. Ngày 1-2 lần, mỗi lần 1,5-3g.
+Gia vị Thập táo thang [18]. Mỗi lần 1,5-3g với nước sắc Đại táo.
+Chu xa hoàn [19]. Mỗi lần 0,75-1g.
CĐ : Hàn thấp khốn tỳ.
PC : Ôn trung kiện tỳ, hành khí lợi thuỷ.
P : Thực tỳ ẩm [20].
D : Phục linh 12-16g, Mộc qua, Thảo quả đều 8-12g, Bạch truật, Binh lang, Phụ tử đều 4-12g, Hậu phác, Mộc hương, Can khương đều 4-8g, Chích Cam thảo 4g, Gừng 3 lát, Táo 3 quả. Ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.
CĐ : Can uất khí trệ, tỳ vị hư tổn.
PC : Hành khí lợi thuỷ, thư can giải uất.
P : Thanh oa tán [21]. Mẫu kê sâm kỳ thang [22]
D : Thanh oa (ếch) 1 con, mổ bụng, bỏ ruột, nhét Sa nhân 6g, để chỗ râm mát cho khô, tán thành bột nhuyễn. Ngày uống 12g với cháo đường. Gà mái đẻ 1 con, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Sa nhân đều 30g. Gà mái đẻ, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại tim gan, thuốc cho vào bụng gà, hầm nhừ, bỏ thuốc, chia 2 lần ăn trong ngày.
CĐ : Can uất khí trệ, tam tiêu không sơ lợi.
PC : Sơ can, hành khí, lợi thuỷ.
P : Sài hồ sơ can tán [23] hợp Nhiệt trường trung mãn phân tiêu ẩm
D : Sài hồ, Chỉ xác, Xích thược, Trư linh, Trạch tả, Sâm, Hậu phác, Hoàng cầm, Hoàng liên đều 15g, Can khương, Cam thảo, Sa nhân đều 5g, Hương phụ, Phục linh, Trần bì đều 25g, Xuyên khung, Bán hạ, Khương hoàng đều 7,5g, Bạch truật, Tri mẫu đều 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
CĐ : Can uất khí trệ huyết ứ. Xơ gan, cổ trướng.
CĐ : Can tỳ huyết ứ.
PC : Lý khí hoá ứ, thanh nhiệt thông phủ.
P : Lý khí hoá ứ tiêu thũng thang [24].
D : Cù mạch 30g, Đan sâm, Đình lịch tử, Thất tiếu tán [25] (Bồ hoàng, Ngũ linh chi, đều nhau) đều 15g, Chế quân, Phòng kỷ đều 9g, Nga truật, Xuyên phác đều 6g, Đào nhân, Tiêu mục, Chỉ xác đều 5g. Sắc uống.
PC : Hoạt huyết hoá ứ, hành khí lợi thuỷ.
P : Điều doanh liễm can ẩm [14] giảm vị.
D : Kỷ tử 12g, Đương quy, Phục linh đều 8g, Bạch thược, Táo nhân sao, A giao châu đều 6g, Trần bì 4g, Xuyên khung 3,2g, Mộc hương, Ngũ vị tử đều 2g, thêm : Táo 2 quả, Gừng 3 lát. Sắc uống.
Triệu chứng 10 : Bụng đầy trướng, nổi gân xanh, người gầy, da khô nóng, sắc da xạm đen, môi tím, họng khô, bứt rứt, răng và nướu răng chảy máu hoặc chảy máu cam, tiểu ít màu vàng đậm, thân lưỡi thon, đỏ thẫm khô, mạch huyền tế sác.
CĐ : Can thận âm hư.
PC: Tư dưỡng can thận, lương huyết hoá ứ.
P : Nhất quán tiễn [26] hợp Cách hạ trục ứ thang [27] gia giảm.
D : Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử đều 12g, Xuyên luyện tử, Huyền hồ, Xích thược, Đơn bì, Ngũ linh chi, Tây thảo đều 9g, Miết giáp, Sinh địa đều 15g.
PG : Sinh địa : tư âm dưỡng huyết bổ can thận; Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử, Miết Giáp : tư âm dưỡng huyết, sinh tân nhu can; Xuyên luyện tử, Huyền hồ : sơ can lý khí hoạt huyết; Xích thược, Đan bì, Tây thảo : thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết tán ứ; Ngũ linh chi : hoạt huyết tán ứ giảm đau; Miết giáp : tư âm tán kết tiêu báng.
D2 : Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử đều 12g, Sinh địa 15g, Xích thược, Đơn bì, Huyền sâm, Địa cốt bì, Ô dược, Hương phụ, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa đều 9g, Mao căn 20g. Sắc uống.
GG :
-Hôn mê, sốt cao, dùng viên An cung ngưu hoàng hoàn [28] để cấp cứu, lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu.
-Cổ trướng nặng gây nên khó thở, cần công trục cổ trướng, dùng 1 trong những bài sau :
*Bị cấp hoàn [8], mỗi lần uống 1-2g với nước ấm;
*Ngũ công tán [17], mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 1,5-3g;
*Gia vị Thập táo thang [18], mỗi lần 1,5-3g với nước sắc Đại táo
*Chu sa hoàn [19], mỗi lần uống 0,75-1g.
PG : Sinh địa : tư âm dưỡng huyết bổ can thận; Sinh địa, Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử : tư dưỡng can thận; Xích thược, Đan bì, Huyền sâm, Địa cốt bì : lương huyết; Mao căn : lương huyết, cầm máu; Ô dược, Hương phụ, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa : hành khí, hoạt huyết, giảm đau.
CĐ : Can thận âm hư
PC : Dưỡng âm lợi thuỷ, hoá ứ.
P : Dưỡng âm lợi thuỷ thang [29].
D : Quy bản, Đại phúc bì, Thuý y đều 25g, Miết giáp, Sinh địa, Thiên môn, Phục linh, Trạch tả, Bạch mao căn, Trạch lan, Bạch thược đều 15g, A giao, Tỳ bà diệp đều 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
CĐ : Can thận âm hư.
PC : Tư dưỡng can thận, dưỡng âm lợi thuỷ.
P : Lục vị địa hoàng hoàn [30] hợp Trư linh thang [31].
D : Thục địa 32g, Sơn thù nhục, Hoài sơn đều 16g, Đơn bì 12g; Trư linh, Phục linh, Trạch tả, Bạch thược, A giao đều 16g.
Triệu chứng 11 : Bụng trướng to, sắc mặt vàng xanh, sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn kém, mệt mỏi, chân phù, lưng gối mềm mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế vô lực.
CĐ : Tỳ thận dương hư. Giai đoạn cuối của Xơ gan thời kỳ mất bù.
PC : Ôn bổ tỳ thận, hoá ứ hành thuỷ
P : Chân vũ thang [32] gia giảm.
D : Phụ tử, Bạch truật, Đương quy đều 9g, Đại phúc bì 12g, Phục linh, Bạch thược, Nga truật đều 15g, Xa tiền tử 30g, Sinh khương bì 20g, Nhục quế 1,5g.
PG : Phụ tử, Nhục quế : ôn bổ tỳ thận, hoá khí hành thuỷ; Bạch truật, Phục linh : kiện tỳ lợi thuỷ; Sinh khương bì : tán thuỷ khí; Đại phúc bì : hành khí tiêu trướng đầy; Đương quy, Nga truật : hoạt huyết tán ứ; Bạch thược : hoãn cấp giảm đau, lợi tiểu.
Triệu chứng 12 : Bụng đầy trướng, về chiều tối nặng hơn, mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, hoặc 2 chân phù lõm, tiểu ít, sắc mặt vàng nhợt hoặc tái nhợt, lưỡi tím nhợt, mạch trầm tế huyền
CĐ : Tỳ thận dương hư
PC : Ôn bổ tỳ thận, hoá khí hành thuỷ/ hành khí lợi thuỷ.
P : Phụ tử lý trung thang [33] hợp Ngũ linh tán [34].
D : Phụ tử, Nhân sâm, Can khương, Cam thảo nướng đều 4g; Bạch linh 12g, Trư linh 8g, Trạch tả, Bạch truật đều 16g, Quế 4g.
P : Chân vũ thang [32] và Ngũ bì ẩm [4] gia giảm 8-12g/lần
D : Phụ tử chế 8g, Bạch linh, Bạch thược, Bạch truật đều 12g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống.
PG : Phụ tử : rất cay rất nóng ôn bổ tỳ thận dương, khử hàn tà; Phục linh, Bạch truật : kiện tỳ lợi thuỷ; Sinh khương : ôn tán thuỷ khí, tăng tác dụng lợi thuỷ của Bạch linh; Bạch truật, Bạch thược : hoà vinh, dưỡng can, giảm đau, chua mặn liễm âm lại hoà hoãn được tính cay nóng của Sinh khương, Phụ tử không gây tổn âm.
CĐ : Tỳ thận dương hư, huyết ứ khí trệ, thuỷ thấp nội đình.
PC : Kiện tỳ ôn thận, hoá ứ hành thuỷ.
P : Quế phụ lý trung thang [35] gia giảm. D : Nhục quế 3g, Phụ tử, Bạch truật, Trư linh, Phục linh, Đương quy, Xa tiền tử, Trạch tả đều 10g, Đảng sâm, Đan sâm, Địa tỳ bà (Ngưu thác tị / Địa đảm thảo) đều 15g, Kê huyết đằng 20g. Sắc uống ngày 1 thang.Phụ lục
[15].Bát trân thang.
XX : Chính thể loại yếu – Tiết Kỷ.
CD : Ích khí dưỡng huyết.
CT : Khí huyết suy hư, cơ thể suy nhược. Sắc da trắng bệch hoặc vàng úa, đầu choáng mắt hoa, tay chân không có sức, hơi thở ngắn, không muốn nói, hồi hộp lo sợ, ăn uống không tiêu, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược hoặc hư không lực.
D : Nhân sâm, Bạch linh, Bạch truật, Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược đều 8g, Cam thảo 4g.
[16].Thập toàn đại bổ thang.
XX : Thái Bình huệ dân hoà tễ cục phương – Trần Sư Văn.
CD : Đại bổ âm dương khí huyết.
CT : Chân âm hãm vào trong, khí hư dương bốc ra ngoài.
D : Thục địa, Đương quy đều 12g, Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Bạch thược, Chích Hoàng kỳ đều 8g, Xuyên khung 6g, Nhục quế 4g, Chích Cam thảo 2g, Đại táo 2 quả, Sinh khương 2 lát. Sắc uống.
TK : Bát trân thang gia vị (La thị hội dược y kinh), Thậpbổ thang (Dị giản phương), Thập toàn ẩm (Cục phương), Thập toàn đại bổ tán (Y luỹ nguyên nhung, Chứng trị chuẩn thằng), Thập toàn tán (Truyền tín quát dụng phương), Thiên kim tán (Đan Khê tâm pháp).
[17].Ngũ công tán.
XX : Phụ nhân đại toàn lương phương – Trần Tự Minh.
CT : Sinh khó, đẻ khó.
D : Chỉ xác, Đương quy, Hoạt thạch, Mộc thông đều 8g. Sắc, lọc bỏ bã, hoà ít Rượu. Đợi thai nhi chuyển mình thì uống, thai sẽ ra ngay.
[18].Thập táo thang.
XX : Thương hàn luận – Trương Trọng Cảnh.
CD : Công trục thuỷ ẩm. Tuấn tả, trục thuỷ.
CT : Thái dương kinh bị trúng phong.
D : Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, lượng đều nhau, tán bột hoặc làm hoàn. Mỗi lần dùng 2-4g, uống vào lúc đói, sáng sớm với nước sắc 10 quả Đại táo làm thang. Đi tả nhiều rồi nên ăn cháo.
PG : Cam toại : hành kinh, trục thuỷ thấp; Đại kích : tả thuỷ thấp ở tạng phủ; Nguyên hoa : tiêu phục ẩm, đờm tích ở ngực sườn. Đại táo, Cháo : hoà vị, dưỡng khí.
[19].Chu xa hoàn
XX : Cổ kim y thống, quyển 43 – Từ Xuân Phủ.
CD : Tiêu tích khí, thông thuỷ đạo
CT : Thuỷ thũng, thũng trướng; chỉ dùng cho người khoẻ.
D : Cam toại nướng tán bột, Đại kích nướng tán bột, Nguyên hoa sao dấm đều 40g, Đại hoàng sao rượu 80g, Hắc sửu (Khiên ngưu) sao 160g, Quất bì sao, Thanh bì sao đều 40g. Tán bột làm hoàn.
PG : Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa : trục hạ thuỷ ẩm; Đại hoàng, Hắc sửu : tả hạ thuỷ thấp; Quất bì, Thanh bì : hành khí, đạo trệ, lợi thấp.
TK : Chu xa thần hữu hoàn (Y học cương mục)
[20].Thực tỳ ẩm.
XX : Chứng trị chuẩn thằng, Loại phương quyển 2 – Vương Khẳng Đường.
CD : Ôn tỳ, ấm thận, lợi thuỷ, tiêu thũng.
CT : Tỳ dương hư, phù nề, tiểu ít, đại tiện nhão, ngực bụng trướng đầy, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng nhớt nhuận, mạch trầm tế.
D : Phục linh 12-16g, Mộc qua, Thảo quả đều 8-12g, Bạch truật, Binh lang, Phụ tử đều 4-12g, Hậu phác, Mộc hương, Can khương đều 4-8g, Chích Cam thảo 4g, Gừng 3 lát, Táo 3 quả. Ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.
PG : Phụ tử, Can khương : ôn dưỡng tỳ vị, phù dương, ức âm; Hậu phác, Mộc hương, Đại phúc bì, Thảo khấu nhân : hạ khí, đạo trệ, hoá thấp, lợi thuỷ; Phục linh, Bạch truật, Mộc qua : kiện tỳ, hoà trung, thẩm thấp, lợi thuỷ; Cam thảo, Sinh khương, Đại táo : ích tỳ, ôn trung.
TK : Thực tỳ tán (Tế sinh phương).
[21].Thanh oa tán.
XX : Thiên gia diệu phương, quyển thượng – Lý Văn Lượng.
CD : Hành khí lợi thuỷ, thư can, giải uất.
CT : Can khí uất trệ, tỳ vị hư tổn. Xơ gan, cổ trướng.
D : Thanh oa (ếch) 1 con, mổ bụng, bỏ ruột, nhét Sa nhân 6g, để chỗ râm mát cho khô, tán thành bột nhuyễn. Ngày uống 12g với cháo đường. Nên kết hợp với Mẫu kê sâm kỳ thang.
[22].Mẫu kê sâm kỳ thang.
XX : Thiên gia diệu phương, quyển thượng – Lý Văn Lượng.
CD : Hành khí, lợi thuỷ, thư can, giải uất.
CT : Can khí uất trệ, tỳ vị hư tổn. Xơ gan, cổ trướng.
D : Gà mái đẻ 1 con, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Sa nhân đều 30g. Gà mái đẻ, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại tim gan, thuốc cho vào bụng gà, hầm nhừ, bỏ thuốc, chia 2 lần ăn trong ngày. Nên kết hợp với bài Thanh oa tán.
[23].Sài hồ sơ can tán
XX : Cảnh Nhạc toần thư, quyển 55 – Trương Cảnh Nhạc.
CD : Sơ can giải uất.
CT : Trị giận dữ làm tổn thương đến can, sườn bên trái đau, lúc nóng lúc lạnh.
D : Sài hồ, Trần bì (sao dấm) đều 8g, Bạch thược, Hương phụ, Xuyên khung, Chỉ xác (sao cám) đều 6g, Chích thảo 2g. Tán bột. Ngày uống 8g.
PG : Là bài Tứ nghịch tán : hành khí giải uất, thêm Hương phụ, Trần bì, Xuyên khung : sơ can giải uất. Trong đó, Sài hồ : sơ can lý khí; hợp Bạch thược, Cam thảo : hoà vinh, giảm đau; Chỉ xác : tiêu đạo, tiêu tích trệ, tăng thêm hiệu quả hành khí giải uất.
[24].Lý khí hoá ứ tiêu thũng thang.
XX : Thiên gia diệu phương, quyển thượng – Lý Văn Lượng
CD : Lý khí, hoá ứ, thanh nhiệt, thông phủ.
CT : Can khí uất trệ, huyết ứ. Xơ gan, cổ trướng.
D : Cù mạch 30g, Đan sâm, Đình lịch tử, Thất tiếu tán (Bồ hoàng, Ngũ linh chi, đều nhau) đều 15g, Chế quân, Phòng kỷ đều 9g, Nga truật, Xuyên phác đều 6g, Đào nhân, Tiêu mục, Chỉ xác đều 5g. Sắc uống.
[25].Thất tiếu tán.
XX : Thái Bình huệ dân hoà tễ cục phương – Trần Sư Văn.
CD : Hành huyết, tán ứ, giảm đau.
CT : Khí tiểu trường làm cho tim và tiểu trường đau; sinh xong máu dơ không ra hết; Đau dạ dày; Đau bụng hành kinh.
D : Bồ hoàng 16g, Ngũ linh chi 34g. Tán bột. Liều dùng 8-12g. Bọc vào vải, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày.
PG : Bồ hoàng : hành huyết khứ ứ; Ngũ linh chi : hành huyết giảm đau.
TK : Đoạn khung huyền tán (Tô Thẩm lương phương), Tử kim hoàn (Phụ nhân đại toàn lương phương).
[26].Nhất quán tiễn.
XX : Liễu Châu y thoại – Nguỵ Chi Tú.
CD : Tư dưỡng can thận, sơ can lý khí.
CT : Can âm suy yếu, dịch vị thiếu gây ra chứng miệng khô, lưỡi xạm, ngực sườn đầy, ngực tức, ngực đau.
D : Sinh địa 40g, Đương quy, Mạch môn, Sa sâm đều 12g, Kỷ tử 10g, Xuyên luyện tử 4g. Sắc uống.
PG : Sinh địa, Kỷ tử : tư dưỡng can âm; Sa sâm, Mạch môn : hoà vị dưỡng âm; Đương quy : dưỡng can hoạt huyết; Xuyên luyện tử : sơ can, tiết can thông lạc, nhuận mà không táo.
[27].Cách hạ trục ứ thang
XX : Y lâm cải thác, quyển thượng – Vương Thời Nhậm.
CD : Hoạt huyết hoá ứ, lý khí giảm đau.
CT : Ngực bụng có hòn khối (bĩ khối), bụng chỗ đau cố định, tiêu chảy lâu không cầm, tiêu ra lẫn máu.
D : Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Ngũ linh chi, Cam thảo đều 12g, Xuyên khung, Ô dược, Xích thược, Đơn bì đều 8g, Hương phụ, Chỉ xác đều 6g, Huyền hồ 4g. Sắc uống.
PG : Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược : hoạt huyết; Ngũ linh chi, Huyền hồ : hoá ứ; Chỉ xác, Hương phụ, Ô dược : lý khí; Cam thảo : hoà hoãn.
[28].An cung ngưu hoàng hoàn.
XX : Ôn bệnh điều biện, quyển 1 – Ngô Cúc Thông.
CD : Thanh nhiệt giải độc, khai khiếu, trấn kinh, an thần..
CT : Trị nhiệt nhập vào phần doanh huyết gây nên sốt cao co giật. Trị : Tai biến mạh máu não; trị : Viêm màng não, Viêm não B, Lỵ nhiễm độc, Viêm phổi nhiễm độc (Học viện Trung Y Thượng Hải); trị : Sốt bại liệt, Viêm não B, Lỵ nhiễm độc, Niệu độc, Hôn mê gan, Viêm gan độc tính (Trung Y vạn đại danh phương tập thành)
D : Ngưu hoàng, Tê giác, Trân châu, Uất kim, Chi tử, Hoàng liên, Hoàng cầm, Hùng hoàng, Chu sa đều 40g, Băng phiến, Xạ hương đều 10g. Tán bột. Hoàn mật. Ngày uống 4-8g. Người khí lực còn khoẻ uống với nước sắc Bạc hà, Kim ngân. Người suy nhược uống với nước sắc Nhân sâm.
PG : Ngưu hoàng : thanh tâm giải độc, hoá đờm khai khiếu; Tê giác : thanh tâm, lương huyết, giải độc; Xạ hương : khai khiếu, an thần; Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử : tả tâm hoả, thanh nhiệt độc; Hùng hoàng, Ngưu hoàng : khu đờm, giải độc; Uất kim, Băng phiến : phương hương hoá trọc, thông khiếu, khai bế; Chu sa, Trân châu : trấn kinh, an thần.
BP :
-Thêm Đại hoàng sống 5g vào 1 viên An cung ngưu hoàng hoàn thành Ngưu hoàng thừa khí thang, có công dụng : thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu; trị : nhiệt nhập màng tim, thần khí hôn mê, nói xàm.
-Dùng Thuỷ ngưu giác (Sừng trâu) lượng gấp 20 lần thay Tê giác thành An cung ngưu hoàng tán, thực tế là hoàn An cung ngưu hoàng hoàn hiện nay dùng.
-Bỏ Tê giác, Ngưu hoàng, Trân châu, chế thành dịch tiêm thành Tỉnh não tính chú xạ dịch (Toàn quốc trung thành dược xử phương tập) cũng có công dụng : thanh nhiệt giải độc, khai khiếu, trấn kinh an thần.
TK : Vạn thị ngưu hoàng hoàn gia vị.
Kiêng kỵ (KK) : Có thai không dùng.
[29].Dưỡng âm lợi thuỷ thang.
XX : Thiên gia diệu phương, quyển thượng – Lý Văn Lượng.
CD : Dưỡng âm lợi thuỷ, hoá ứ.
CT : Xơ gan cổ trướng.
D : Phúc bì, Quy bản, Thuý y đều 25g, Miết giáp, Bạch thược, Mao bì căn, Phục linh, Sinh địa, Thiên môn, Trạch lan, Trạch tả đều 15g, A giao, Tỳ bà diệp đều 10g.
[30].Lục vị địa hoàng hoàn.
XX : Tiểu nhi dược chứng trực quyết.
CD : Tư thận âm, bổ can huyết.
CT : Can thận âm hư, lưng gối đau mỏi, đầu váng, mắt hoa, tai ù tai điếc, tai nghe như tiếng ve kêu, mồ hôi trộm, di tinh, nóng trong xương, nóng về chiều, long bàn chân tay nóng, răng đau do hư hoả bốc lên, tiêu khát, họng đau, mạch tế sác. Có tác dụng trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh, phòng sự phát triển của ung thư. Năm 1977, Sở nghiên cứu trung dược, Viện nghiên cứu Trung y Trung Quốc nghiên cứu hệ thống và phát hiện có các tác dụng sau : Kháng ung thư; Tăng chỉ số phát triển gan lách chuột trung bình 15%; Tăng cân nặng thể lực của chuột thí nghiệm; Tăng khả năng thực bào của tế bào đơn nhân; Trị 92 ca ung thư thực quản, sau 1 năm theo dõi có 82 ca tế bào trở lại bình thường.
D : Thục địa 32g, Sơn thù nhục, Hoài sơn đều 16g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả đều 12g. Tán hoàn, luyện mật, uống ấm, lúc bụng đói. Ngày 3 lần, mỗi lần 10g.
PG : Thục địa : tư thận bổ can, thêm tinh, ích tuỷ, sinh huyết; Sơn thù : ôn bổ can thận, thu sáp tinh khí; Hoài sơn : bổ tỳ, cố tinh; Trạch tả : thanh tả thận hoả, giảm bớt nê trệ của Thục địa; Đơn bì : thanh mát máu nhiệt, tả can hoả, giảm bớt tính ôn của Sơn thù; Bạch linh : trừ thấp giúp Hoài sơn kiện tỳ.
TK : Bổ thận địa hoàng hoàn (Ấu ấu toàn thư), Lục vị địa hoàng hoàn (Chính thể loại yếu – Tiết Kỷ), Lục vị hoàn (Chứng trị chuẩn thằng – Vương Khẳng Đường).
BP :
-Thêm Tri mẫu, Hoàng bá đều 8g thành Tri bá bát vị hoàn (Chứng nhân mạch trị – Tần Cảnh Minh).
-Thêm Kỷ tử, Cúc hoa đều 12g thành Kỷ cúc địa hoàng hoàn (Y cấp – Đổng Tây Viên).
-Thêm Bạch thược, Đương quy, Kỷ tử, Cúc hoa, Bạch tật lê, Thạch quyết minh đều 12g thành Minh mục địa hoàng hoàn (Toàn quốc trung dược thành dược xử phương tập – Viện nghiên cứu trung y Trung Quốc).
-Thêm Ngũ vị tử, Mạch môn thành Bát tiên trường thọ hoàn
-Giảm Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, thêm Đỗ trọng, Đảng sâm, Chích Cam thảo, Đương quy thành Đại bổ nguyên tiễn.
[31].Trư linh thang.
XX : Kim Quỹ yếu lược, quyển trung – Trương Trọng Cảnh.
D : Tư âm, lợi thuỷ.
CT : Bệnh ở dương minh, mạch phù, phát sốt, khát, muốn uống nước, tiểu bí, tiểu đỏ, miệng khát. Hoàng đản.
D : Trư linh, Phục linh, Trạch tả, Bạch thược, A giao đều 40g. Sắc uống.
PG : Phục linh : an thần định chí, giao thông tâm thận; Trư linh, Phục linh : ngọt nhạt lợi thuỷ; Trạch tả : mặn hàn thấm tiết trọc khí ở thận, hành thuỷ ở bên trên, khiến cho thuỷ tư tân dịch, lợi thuỷ ở trung tiêu, kiêm bổ cho phần âm bị bất túc; Trư linh, Phục linh, Trạch tả : thẩm thấp lợi thuỷ; Hoạt thạch : thanh nhiệt, lợi thuỷ, thông lâm, hoạt lợi thuỷ đạo, làm cho nhiệt đi xuống, giúp cho âm thăng, dương giáng, phần thực được nhuận; A giao : tư âm, thanh nhiệt, lợi thuỷ, tốt cho huyết nhục, bổ cho chân âm.
[32].Chân vũ thang
XX : Thương hàn luận – Trương Trọng Cảnh.
CD : Ôn dương lợi thuỷ / Ôn thận, trục hàn, kiện tỳ, lợi thuỷ.
CT : Phù do tỳ thận dương hư, tiểu không lợi, sợ lạnh, bụng đau, mạch trầm.
D : Phụ tử chế 8g, Bạch linh, Bạch thược, Bạch truật đều 12g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống.
PG : Phụ tử : rất cay rất nóng ôn thận dương, khử hàn tà; Phục linh, Bạch truật : kiện tỳ lợi thuỷ; Sinh khương : ôn tán thuỷ khí, tăng tác dụng lợi thuỷ của Bạch linh; Bạch truật, Bạch thược : hoà vinh, giảm đau, chua mặn liễm âm lại hoà hoãn được tính cay nóng của Sinh khương, Phụ tử không gây tổn âm.
TK : Ôn dương lợi thuỷ thang (Nội khoa học Thượng Hải).
[33].Phụ tử lý trung thang.
XX : Tam nhân cực, Biện chứng phương luận, quyển 2 – Trần Ngôn.
CD : Ôn trung, khứ hàn.
CT : Tỳ vị hư hàn, ăn uống không tiêu, tay chân lạnh, bụng sôi, bụng đau, hoắc loạn, chuyển gân, nôn mửa, tiêu chảy.
D : Phụ tử, Nhân sâm, Bạch truật, Can khương, Cam thảo nướng, lượng đều nhau, Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 8-12g, lúc đói.
TK : Phụ tử lý trung hoàn (Cục phương).
[34].Ngũ linh tán
XX : Thương hàn luận – Trương Trọng Cảnh. CD : Hoà khí, lợi thuỷ. CT : Đại tiện lỏng, tê thấp, phù do viêm cầu thận cấp hoặc ngực tức, khát muốn uống nhưng uống vào nôn ngay, hoắc loạn, thổ tả.
D : Bạch linh 12g, Trư linh 8g, Trạch tả 16g, Quế 4g, Bạch truật 8g.
PG : Bạch linh, Trư linh, Trạch tả : thẩm thấp lợi tiểu; Quế chi : giúp bàng quang khí hoá, giúp tăng tác dụng lợi tiểu; Bạch truật : kiện tỳ táo thấp; Bạch truật được Quế tăng lên, thông dương nhanh, Trạch tả được Trư linh, Bạch linh đủ sức giáng hạ thuỷ làm tỳ kiện vận mạnh.
BP :
1.Ngũ linh tán bỏ Quế thành Tứ linh tán (Minh y chỉ chưởng).
2.Ngũ linh tán thêm Nhân trần thành Nhân trần ngũ linh tán (Kim Quỹ yếu lược – Trương Trọng Cảnh).
3.Ngũ linh tán hợp Bình vị tán thành Vị linh thang (Đan Khê tâm pháp – Chu Đan Khê).
[35].Quế phụ lý trung thang.
XX : Y phương hải hội – Lê Hữu Trác.
CT : Tiêu chảy, thổ tả, tay chân lạnh.
D : Nhục quế, Phụ tử, Chích Cam thảo đều 2g, Nhân sâm 12g, Bạch truật, Bào khương đều 4g. Sắc uống. Là Phụ tử lý trung thang thêm Nhục quế. Phùng Tuấn Giang – Lê Đắc Quý (dongythoxuanduong.com.vn)