Từ xưa ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm chữa bệnh cho người tuy ngắn gọn nhưng rất thâm sâu. Lý luận bao gồm bát cương, bát pháp. Bát cương là 8 cương lĩnh: âm dương, hàn nhiệt, biểu lí, hư thực. Bát pháp là hãn thủ, hạ hoà, thanh ôn, tiêu bổ. Chỉ cần dựa trên những nguyên tắc đó, mà các thầy thuốc cổ truyền qua nhiều thế hệ chữa bệnh rất hay. Các thầy thường phân tích âm dương biểu lý, rồi lục phủ ngũ tạng, chữa bệnh ngoại cảm phong hàn… Ví như Phát hãn là bệnh sơ khảm của người đi biển người ta phát hãn thì khỏi ngay.
Theo kinh nghiệm xưa, thường thì Lục dâm thất tình, phong hàn thử thấp táo hỏa, hỉ nộ ái ố… gây cho người ta rất nhiều bệnh. Qua sách xưa để lại, càng đọc thấy hay, ví dụ như ông cha ta không gọi là tai biến mạch máu não như y học hiện đại bây giờ vẫn hay dùng, mà gọi đó là trúng phong cảm gió. Y học hiện đại chiếu chụp nội soi đủ thứ và kết luận là bị tai biến mạch máu não, y học cổ truyền cho là trúng kinh lạc, trúng thận, trúng phế… Nghe có vẻ lạ nhưng đều dựa trên cái lý của nó. Trúng kinh lạc là trúng phong, không ảnh hưởng tới não, chỉ trúng ở ngoài gọi là khẩu nhỡn oa tà bán thân bất toại. Mà mỗi thuốc chữa riêng từng loại bệnh. Trúng kinh lạc thì có bài thuốc Tiểu tục mệnh thang, Quế phụ cung, Ma hoàng sâm dược hạnh hồng phong, hoàng cầm hoàng kỳ tiêu giao thảo, phong trúng chi kinh dĩ thủ đông. Người xưa quá giỏi, bài nào cũng có Phụ tử và Nhục quế đứng đầu bảng để chữa tai biến.
Trúng thận thì người xưa nói là Thiện ấm bất an môn túc phế bất vận hành, có bài thuốc như sau: Địa hoàng ẩm tử thiếu âm vương, quế phụ dung linh kích địa hoàng, bạch vị viễn bồ chu kiết hộc… Trúng phế, người xưa gọi là “Diện xích nhi trang, thanh nhi huệ ứ” (ứ máu ở ngũ quan, mặt đỏ như đánh phấn bôi son, đờm đưa lên khò khè) nếu với y học hiện đại sẽ cho hút đờm mà như vậy chỉ giải quyết được triệu chứng, muốn trị tận gốc người xưa dạy: “Tư ngọ đặt dây dải ngữ thang , chuyên nhu trúc lịch tá gia khương, khương phòng, quế phụ, linh dương giác, toan tạo ma căn thập nhị tường”- Qua đây ta thấy bài thuốc nào cũng có Quế phụ.
Người xưa cho rằng, tất cả cái gì do thận dương suy, tuổi yết là tuổi cao. Thận dương suy hỏa bốc lên tức là hỏa thịnh khí, khí hành huyết tòng, khí đưa lên dẫn huyết theo lên và nó tắc nghẽn không xuống được thì cái đó người ta nói là “long ngôi hồ hận hỏa, long quý hàn nhi phi” nghĩa là con rồng sợ lạnh bay lên, sinh ra bách bệnh. Ôn thì quản trạch, dẫn hỏa quy nguyên, bách bệnh tự chịu. Người xưa hiểu căn nguyên bệnh lý thật sâu sắc, thấu đáo. Suy luận mà thấy “dẫn hỏa quy nguyên, bách bệnh tự chịu” liên tưởng giống như ở trong vườn bách thú, một con hổ xổng chuồng ra thì bao nhiêu người sợ hãi, phải lừa mà nhốt nó lại, mới yên. Cho nên bệnh ở đây cũng vậy, “dẫn hỏa quy nguyên” nghĩa là đưa cơn hỏa ấy về gốc, nhốt con rồng lại không cho bay lên thì bệnh sẽ tự lui, hiệu quả chữa bệnh sẽ rất cao.
Riêng thuyết về châm cứu, chi kỷ yếu giả nhất ngôn di trung, bất chi kỷ yếu giả thì nhu tán vô cùng. Nói ra thì mênh mông lắm, nhưng Chi kỷ yếu giả hội tụ lại 8 chữ sau: “thông bất bất thống, thống bất bất thông”. Thông là như thế nào? Nghĩa là khi đường kinh lạc trong cơ thể ách tắc sẽ sinh u, sinh cục, sinh bệnh… Vì vậy, đường kinh mạch trong cơ thể từ trên xuống dưới mà luôn lưu thông thì sẽ không gây đau, không thể sinh u cục, sinh bệnh. Điều này hợp lẽ tự nhiên, dễ hiểu. Tuy nhiên cũng không người thấu hiểu cặn kẽ mà biết cách đề phòng ách bệnh.
Người thầy thuốc đủ tài trí là phải học hành, nghiên cứu, vận dụng làm sao giúp cho cơ thể người bệnh được thông. Ví dụ đàm trệ, đàm hỏa, đàm huyết… tất cả là do đàm thấp. Chúng ta phải làm sao cho kinh mạch nó lưu thông, lưu thông bằng thuốc, lưu thông bằng châm cứu, làm sao nó lưu thông thì nó sẽ không gây đau, không sinh bệnh. Như đàm thấp sẽ sinh đau nhức toàn bộ trong cơ thể, nó sưng, nó tắc, nó rắn lại… Cho nên chúng ta phải cố gắng nghiên cứu chữa trị cho người bệnh để khí huyết lưu thông và khuyên người bệnh thực hành tập luyện dưỡng sinh để phòng và hỗ trợ chữa bệnh. Làm sao để “thông bất bất thống, thống bất bất thông”.
Lương y Phùng Đức Đỗ Chủ tịch Hội Đông y Thường Tín
tặng quà cho cụ Ưng và các lương y trong huyện
Trên đây là lời chia sẻ về kinh nghiệm chữa bệnh của người xưa mà cụ Nguyễn Quang Ưng 85 tuổi - "Cây đại thụ" trong làng đông y huyện Thường Tín, Hà Nội gửi đến các đồng nghiệp tại buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Đông y huyện Thường Tín diễn ra trong tháng 3 vừa qua.
Cụ Ưng bộc bạch: “Tôi xin đưa vài ý kiến chia sẻ như vậy để các thế hệ sau cố gắng chú tâm học hành, nghiên cứu những lời người xưa dạy, với những học thuyết rất hay, nếu ta có thể sử dụng được đúng và đầy đủ thì hiệu quả chữa bệnh sẽ rất cao”. Cuối cùng cụ gửi tặng các đồng nghiệp huyện nhà bài thơ như một lời nhắn nhủ: “…Nghiên cứu y học ở đời, trị bệnh cứu người đích thực chúng ta. Y học thần bí bao la, học nhiều hiểu rộng để mà giúp dân. Phải giữ chữ đức, chữ tâm. Bệnh khó đến mấy phải lần cho ra. Không được đại khái qua loa. Bệnh mà chưa rõ thì ta không làm. Phải giữ lấy tấm lòng vàng. Học nhiều hiểu rộng thì càng biết sâu. Nôm na tôi có mấy câu. Kính chúc các vị sống lâu giúp đời!”
(GN Ghi chép).