TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM
Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh có từ xa xưa, mọi người đã quen thuộc với cách châm kim trên cơ thể. Nhĩ châm là một phương pháp châm cứu đặc biệt, sử dụng các kim nhỏ châm ở vành tai bệnh nhân, vị trí châm tương ứng với các tạng phủ và bộ phận cơ thể. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về phương pháp châm cứu đặc biệt này!
1. Giải phẫu vành tai
Vành tai bao gồm các phần sau: dái tai, gờ vành xe, gờ đối vành, hố tam giác, rãnh thuyền, nắp tai, đối bình tai, khuyết liên bình tai, xoắn tai trên, xoắn tai dưới.
2. Vị trí tương ứng của các tạng phủ trên vành tai
Vành tai giống như một bào thai đầu mặt xuống dưới, chân tay ở trên, rễ gờ vành tai là cơ hoành chia các phủ tạng: trên ngực, ổ bụng. Mỗi cơ quan bộ phận đều có vị trí tương ứng trên vành tai:
• Dái tai: vùng đầu mặt
Mắt nằm giữa dái tai
Lưỡi nằm trên vùng mắt
Họng nằm dưới vùng mắt
Tai nằm ngang sau vùng mắt
Hàm nằm ngang sau vùng lưỡi, trên vùng tai trong
• Rãnh thuyền: vùng tay, vai, xương đòn
Ngón tay: trên cùng rãnh thuyền, ở chân trên gờ đối vành kéo ra
Cổ tay: trên rãnh thuyền, ở cuối chân trên gờ đối vành kéo ra
Khuỷu tay: trên rãnh thuyền, nơi ngã ba chân trên, chân dưới gờ đối vành kéo ra
Vai: Trên rãnh thuyền, ngang với rễ gờ vành xe kéo ra
Khớp bả vai: trên rãnh truyền, ngang với rễ gờ bình tai kéo ra
Xương đòn: trên rãnh thuyền, ngang với đối bình tai kéo ra
• Gờ đối vành: vùng chân, bụng, ngực, cổ
Ngón chân, cổ chân: Đầu tiên của chân trên gờ đối vành
Đầu gối: trên gờ đối vành, giữa chân trên, chân dưới gờ đối vành kéo ra
Vùng mông, dây tọa: chân dưới gờ đối vành, vùng mông ở đầu chân, vùng dây tọa tiếp theo vùng mông ở cuối chân
Bụng: trên gờ đối vành, ngang với bờ dưới chân dưới gờ đối vành kéo ra
Ngực: Trên gờ đối vành, ngang với đầu rễ gờ vành xe kéo ra
Cổ: ngay phía trên vùng lưỡi ở dái tai, ngang khuyết liên bình tai ra sau
• Xoắn tai: vùng nội tạng
Xoắn tai dưới: vùng nội tạng ở ngực như tim, khí quản, miệng, thực quản, 1 phần nội tạng ở bụng như dạ dày
Xoắn tai trên: vùng nội tạng ở bụng như ruột non, ruột già, thận, bàng quang, tụy và túi mật, gan, lách
• Một số vùng khác
Hố tam giác: tử vung, thần môn, thần kinh giao cảm
Khuyết liên bình tai: điểm nội tiết
Đối bình tai: thân não, não, vùng dưới vỏ.
3. Thủ thuật nhĩ châm
• Tìm điểm đau
Khi tạng phủ có bệnh thường có điểm đau tương ứng trên vành tai, cần tìm điểm đau chính xác để châm
Dựa theo chẩn đoán lâm sàng, dùng que dò ấn nhẹ nhàng, đều tay vào các vùng xung quanh dần dần đến bị trí tương ứng của tạng phủ. Bộ phận có bệnh thường đau trội lên.
• Thủ thuật châm kim
Sát trùng nơi châm
Châm kim thẳng góc vào giữa điểm đau, vê kim đến khi đạt đắc khí (đỏ ửng vàn tai, cảm giác cứng vành tay…)
Chú ý châm nông, không đâm thủng vành tai
Lưu kim khoảng 30-60 phút.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp gài kim để phòng bệnh tái phát.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về sức khỏe và quy cách khám chữa bệnh, quý vị vui lòng liên hệ đông y gia truyền Thọ Xuân Đường.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995