TÁC DỤNG CỦA NHỌ NỒI ĐÁY XOONG VÀ CỎ NHỌ NỒI
Thuốc quý từ thảo dược vốn không xa lạ đối với chúng ta, còn một số vị thuốc rất đặc biệt như nhọ nồi đáy xoong thì không phải ai cũng biết. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu tác dụng của 2 vị thuốc cỏ nhọ nồi và nhọ nồi đáy xoong nhé!
1. Cỏ nhọ nồi

- Danh pháp khoa học: Eclipta alba Hassk
- Tên gọi khác: hạn liên thảo, cỏ mực
- Mô tả dược liệu: Cây thân thảo có thể cao tới 7-80cm nếu điều kiện sinh sống tốt, thân có lông cứng. Khi cắt thân cây chảy ra chất dịch màu đen nên gọi là cỏ mực. Thân cây có màu tím, lá mọc đối có lông ở 2 mặt. Cụm hoa màu trắng mọc ở nách lá và ngọn cành. Quả bế 3 cạnh hoặc dẹt. Cây thích sống ở vùng ẩm ướt, mọc hoang khắp các nơi trong vườn ngoài ruộng.
- Cách chế biến: Hái toàn cây trên mặt đất đem về rửa sạch, sau đó phơi sấy khô. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể sao đen hoặc không
- Tính vị quy kinh: vị ngọt, hơi chua, tính hàn, quy kinh Tỳ Vị
- Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận
- Ứng dụng lâm sàng: chữa các chứng chả máu cam, viêm mũi, điều trị rối loạn kinh nguyệt, chữa viêm tiền liệt tuyến
- Kiêng kị: người viêm đại tràng mạn, đại tiện lỏng, sôi bụng, phụ nữ mang thai không nên dùng.
2. Nhọ nồi đáy xoong

- Danh pháp khoa học: Pulvis fumicarbonisatus
- Tên gọi khác: muội nồi, nhọ nồi
- Tên dong y: Bách thảo sương.
Cái tên này có ý nghĩa là vị thuốc bách thảo sương do hàng trăm thứ cây cỏ (bách thảo) đốt dính ở đáy nồi, xoong chảo, nhỏ nhẹ như sương.
- Cách chế biến: Cạo muội đen dưới đáy nồi xoong chảo được dung bằng bếp rơm rạ lâu ngày. Tốt nhất là nồi đất thổi cơm cho muội tốt nhất. Sau khi cạo xong tán bột rồi sàng nhỏ, rây mịn loại bỏ tạp chất.
- Tính vị quy kinh: vị cay tính ôn, quy kinh Tâm Phế
- Tác dụng: Chỉ huyết tiêu ích giải độc
- Ứng dụng lâm sàng: điều trị các chứng thổ huyết, nục huyết, băng huyết, bạch đới, tích trệ, tiêu chảy, kiết lỵ, đau yết hầu.
- Liều dùng: 6-12g mỗi ngày
- Một số kinh nghiệm dân gian dùng nhọ nồi trị bệnh:
Chảy máu cam: Dùng bột bách thảo sương tán mịn thổi vào lỗ mũi
Chảy máu chân răng: dùng bột bách thảo sương sát vào vùng chảy máu
Trị đi ngoài ra máu: bách thảo sương 15g trộn với nước cơm, phơi sương 1 đêm uống lúc bụng đói
Trị bạch đới: Bách thảo sương tán bột mịn 9g, cho vào gan heo rồi bọc giấy bạc(thời xưa dùng lá chuối) nướng cho chín, ăn nóng.
Nói chung các kinh nghiệm dân gian có từ lâu đời để trị bệnh chỉ mang tính chất tham khảo. Để phòng và điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của các y bác sĩ.