ĐÀN HƯƠNG – LOÀI CÂY QUÝ CÓ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, TÂM LINH VÀ Y HỌC
Đàn hương là loại cây quý, có giá trị tâm linh cũng như giá trị kinh tế cao. Gỗ đàn hương là loại gỗ đắt đỏ nhất nhì thế giới. Đàn hương là thành phần quan trọng trong các sản phẩm Pháp bảo bình an.
Hơn 200 năm trước, đại thi hào Nguyễn Du đã nhắc đến loại cây này:
“Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp
Hồi đầu dĩ cách vạn trùng nhai”.
Câu thơ trên có nghĩa là “Đốt một nén đàn hương để tiêu tan cái nghiệp chướng cho trí tuệ gây ra – Quay đầu nhìn lại đã cách muôn trùng lớp núi” để nói lên giá trị và huyền diệu của đàn hương.
Đàn hương trắng (Santalum album L.) thuộc họ Đàn hương (Santalaceae) là loại cho chất lượng gỗ và tinh dầu tốt, có nguồn gốc từ Ấn Độ và xuất hiện cách đây ít nhất 2500 năm.
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), cây đàn hương trắng mọc hoang với số lượng ít ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Hiện nay, Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF) đã thử nghiệm trồng cây thành công đàn hương ở nhiều tỉnh thành ở nước ta.
Đàn hương trắng là cây gỗ sống bán ký sinh qua rễ của cây ký chủ. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng hoặc mũi mác; hoa lưỡng tính mọc thành chùm ở nách lá, lúc đầu màu vàng rơm hoặc hơi xanh rồi chuyển sang màu đỏ tía. Quả đàn hương trắng có hình cầu, vẫn còn bao hoa, khi chín có màu đen, thịt quả nhiều nhựa.
Giá trị trong đời sống, văn hóa, tâm linh
Gỗ đàn hương được đề cập đến trong thần thoại, văn hóa dân gian và thánh kinh Ấn Độ, được đề cập trong văn học và lịch sử Ấn Độ từ hàng trăm năm trước công nguyên. Đàn hương cũng được sử dụng trong nhiều hình thức nghi thức nhập môn để mở mang tâm trí của các đệ tử của một số tôn giáo. Trong các đền thờ Zoroastrian, nghi thức đốt đàn hương tạo ngọn lửa thiêng với ý nghĩa giúp xoa dịu nỗi đau khổ của nhân loại. Đàn hương được sử dụng trong hầu hết các hoạt động tâm linh.
Đàn hương chứa tinh dầu rất quý giá, tinh dầu có ở hầu hết cá bộ phận như gỗ, hạt, rễ cây. Gỗ đàn hương được dùng làm dược liệu, làm đồ trang sức, trang trí nội thất, làm đồ thờ cúng và hoạt động tâm linh. Tâm gỗ đàn hương tán bột được dùng làm nhang, nụ hương để dâng lên tổ tiên, các vị thần linh hoặc xông trong nhà để làm sạch không khí, mang lại năng lượng tốt lành.
Đàn hương được ca ngợi là một trong những loại nước hoa lâu đời nhất từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại. Các nhà nghiên cứu về lịch sử, khảo cổ cho rằng gỗ đàn hương đã được nhắc đến trong thần thoại, văn hóa dân gian và cổ đại của Ấn Độ. Một số nền văn hóa đặt ý nghĩa lớn vào chất lượng thơm và dược phẩm của nó. Loại gỗ tốt nhất mọc ở vùng khô hạn nhất. Gỗ tâm cứng vừa phải, nặng (khoảng 870kg/m3), bền, có màu vàng nâu, chứa nhiều tinh dầu và là một chất liệu tinh tế để chạm khắc các thiết kế phức tạp như tượng các vị thần, Phật, hộp đựng vật quý giá, khung tranh, lược, thẻ đánh dấu trang sách…
Tâm gỗ đàn hương được đánh giá cao vì hương thơm của nó, rễ cây cũng chứa tinh dầu thơm nhưng ít hơn tâm. Tuy nhiên, vỏ và gỗ bên ngoài (dát gỗ) và các bộ phận khác của cây ít hoặc không có mùi thơm. Tinh dầu gỗ đàn hương thu được bằng cách chưng cất hơi nước từ tâm gỗ. Sản lượng và chất lượng dầu thay đổi tùy theo địa phương, tuổi cây và phương pháp chưng cất.
Tinh dầu đàn hương chưng cất từ tâm gỗ là một chất lỏng nhớt màu vàng nhạt đến vàng, thơm ngọt cay nồng ấm, mùi hương gỗ, giữ mùi thơm lâu dài. Tinh dầu đàn hương được sử dụng rộng rãi trong nước hoa, mỹ phẩm, hương liệu và dược phẩm. Là chất định hình tốt, tinh dầu đàn hương được đánh giá cao trong ngành nước hoa, đặc biệt là đối với một số mùi hương tinh tế mà cực kỳ quý hiếm. Hầu hết các loại tinh dầu, nước hoa của Ấn Độ đều sử dụng tinh dầu đàn hương làm cơ sở vì khả năng vốn có của nó đó là để hấp thụ hầu hết những mùi hương thanh tao của các loại thảo mộc khác, giúp tăng cường trạng thái và độ ổn định của nước hoa. Tinh dầu đàn hương được sử dụng như một chất tạo hương vị trong các món tráng miệng từ sữa, kẹo, thực phẩm nướng, gelatine, bánh pudding và cả trong đồ uống có cồn và không cồn. Các cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Hội đồng Hiệp hội Các nhà sản xuất Hương vị và Chiết xuất Châu u và Ủy ban chuyên gia của FAO/WHO đã phê duyệt dầu gỗ đàn hương để sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm.
Gỗ đàn hương và tinh dầu chiết xuất từ tâm gỗ đàn hương đã được sử dụng trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… trong việc phòng chống nhiều loại bệnh tật. Tác dụng trị liệu của đàn hương là do nguồn các hợp chất hóa học phong phú, đặc biệt là sesquiterpeness. Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh hàng loạt các hoạt động dược lý khác nhau, từ kháng khuẩn đến chống ung thư. Không có độc tính đáng kể nào được chỉ ra bởi tinh dầu và thành phần trong tinh dầu đàn hương.
Giá trị trong y học
Về mặt y học, gỗ đàn hương được coi là chất thanh lương, an thần, thu liễm, sát trùng. Đàn hương thường được dùng để điều trị các bệnh dạ dày, vàng da, kiết lỵ, căng thẳng thần kinh, lú lẫn; giúp chống độc, hạ sốt, tăng trí nhớ, cải thiện tuần hoàn máu.
Y học cổ truyền Ấn Độ đề cập đến những cách sử dụng khác nhau của gỗ đàn hương để điều trị các bệnh như tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dưới da, nôn mửa, ngộ độc, nổi mề đay, giai đoạn đầu của thủy đậu, mề đay, các chứng viêm nhiễm.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, gỗ đàn hương được đề cập trong các y văn với tác dụng điều trị các bệnh ngoài da, mụn trứng cá, kiết lỵ, bệnh lậu, lo âu, viêm bàng quang, mệt mỏi, lãnh cảm, bất lực, căng thẳng thần kinh, tăng cường miễn dịch, bệnh chàm, đau dạ dày, nôn mửa... Theo y học Trung Quốc, gỗ đàn hương có tác dụng trong các trường hợp đau ngực bắt nguồn từ phổi hoặc tim. Hoạt động điều tiết và phân tán của tinh dầu đàn hương giuớ chữa đau thắt ngực.
Tinh dầu đàn hương với mùi thơm dễ chịu được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng mô dưới niêm mạc cấp tính và mãn tính mô, đặc biệt là bệnh lậu sau khi các triệu chứng bệnh giai đoạn toàn phát đã được giảm bớt. Các bệnhviêm phế quản, lỵ, viêm bàng quang và viêm tiểu khung mãn tính cũng là những bệnh có thể dùng đàn hương để điều trị.
Về mặt trị liệu, gỗ đàn hương có tác dụng làm dịu và thư giãn. Đàn hương giúp làm giảm căng thẳng, trầm cảm, sợ hãi, suy nhược thần kinh, lo lắng, khó chịu, mất ngủ và tăng cường sự tập trung trong thiền định. Đàn hương được cho là thứ giúp thúc đẩy thực hành tâm linh, thư giãn, yên bình, kết nối thiên địa.
Bản chất thơm của gỗ đàn hương hữu ích trong việc điều trị trầm cảm và rối loạn tâm thần. Nó được sử dụng bên ngoài dưới dạng cao xoa, dầu xoa hoặc nước hoa hồng (tonner) để bôi ngoài da, bôi lên thái dương khi nhức đầu, bôi ngoài da để các bệnh gây ngứa, viêm da, mụn nhọt.
Các nghiên cứu dược lý đã xác định rằng gỗ đàn hương và vỏ rễ có các hoạt động bảo vệ gan, sát trùng, chữa dạ dày, chống virus, gây xảy thai. Bột gỗ đàn hương đã được thủy phân có tính chất tẩy lông, chống viêm, chống phân bào, kháng virus, chống ung thư, chống tăng huyết áp, chống nhiệt, an thần, ngăn chặn hạch và diệt côn trùng. Tinh dầu gỗ đàn hương đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, cụ thể là viêm phế quản mãn tính, ho khan mãn tính. Gần đây, các đặc tính gây độc tế bào, chống ung thư, kháng virus và chống Helicobacter pylori đã được báo cáo.
Giá trị của đàn hương vô cùng to lớn, được cho là loài cây thiêng liêng, thứ dược liệu quý và nguồn hương thơm tinh tế, huyền diệu. Đàn hương và những sản phẩm từ đàn hương chứa đựng những giá trị văn hóa, tâm linh và y học, giúp nâng cao đời sống thể chất và tinh thần của con người, là pháp bảo bình an của mọi nhà.
Bác sĩ Thuỳ Ngân
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XU N ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282