KẾT QUẢ BẤT NGỜ TRONG ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ XƠ CỨNG BÌ TẬN GỐC BẰNG NAM Y
Xơ cứng bì là bệnh chất tạo keo có tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết, ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau đặc biệt là hệ hô hấp, tiêu hoá, khớp, tim mạch. Thấu hiểu được điều này, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường với gần 400 năm kinh nghiệm đã giúp đỡ cho nhiều người mắc bệnh xơ cứng bì kiểm soát được sự tiến triển của bệnh và cải thiện tốt về sức khỏe, nhiều bệnh nhân mới mắc bệnh có thể bình phục hoàn toàn.
Nhà thuốc Thọ Xuân Đường với 16 đời gia truyền được ghi nhận Kỷ lục Guinness Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam. Với truyền thống cha ông, sự chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền và y học hiện đại để có được phương pháp chữa bệnh hiệu quả, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Nhiều năm qua, Thọ Xuân Đường được đông đảo bệnh nhân trong và ngoài nước tín nhiệm.
Sự khác biệt phương pháp điều trị xơ cứng bì ở Nhà thuốc nhiều đời nhất Việt Nam
Theo y học cổ truyền, bệnh xơ cứng bì thuộc phạm vi chứng “Ma mộc”. Vật chất di truyền, hệ miễn dịch, hormone nội tiết ứng với “tiên thiên” (tinh, khí bẩm thụ từ cha mẹ) của y học cổ truyền. Bệnh xơ cứng bì là do tiên thiên bất túc, bẩm tố can thận hư, lâu ngày dẫn đến chính khí hư suy ngoại tà (phong, hàn, thấp) xâm nhập, làm khí huyết, kinh lạc bế trở sinh bệnh.
Y học cổ truyền Việt Nam với sự kết hợp tinh hoa của y học cổ truyền và những tiến bộ của y học hiện đại đã nghiên cứu về bệnh học và các phương pháp điều trị bệnh trên quy luật sinh học đã có những thành tựu trong điều trị các bệnh khó trong đó có xơ cứng bì.
Một số nguyên tắc điều trị xơ cứng bì theo Nam y bao gồm:
- Giải độc tế bào, điều hòa nội môi, cân bằng các quá trình đồng hóa, dị hóa của cơ thể;
- Dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên có tác dụng bổ can thận, khí huyết để điều trị bản (gốc bệnh), nâng cao thể trạng;
- Dùng các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, trừ phong, hàn, thấp để phục hồi thương tổn, điều trị các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân;
- Thuốc bôi được chế từ các loại Nam dược giúp phục hồi vùng da bị xơ cứng;
- Châm cứu, cấy chỉ để huy động năng lượng nội sinh sửa chữa, phục hồi những tổn thương.
Những bệnh nhân xơ cứng bì đến với Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đều được thăm khám tỉ mỉ:
- Chẩn đoán của y học hiện đại: Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định trên lâm sàng và cận lâm sàng;
- Tứ chẩn: Vọng, văn, vấn, thiết của y học cổ truyền;
- Sử dụng các thiết bị khác như đo kinh lạc, đo lượng tử, soi vi tuần hoàn… để hỗ trợ chẩn đoán mức độ tổn thương nông sâu của cơ thể.
Đối với bệnh xơ cứng bì, ngoài việc điều trị tích cực, bệnh nhân cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Bệnh nhân xơ cứng bì nên ăn chế độ ăn sống một số loại rau củ (rau húng, dưa leo, cà chua, ớt chuông…). Ăn thực phẩm giàu Nitrit oxit (NO) là cần thiết bởi đặc tính sinh học của NO giúp lưu thông mạch máu, rất tốt cho bệnh nhân xơ cứng bì có hội chứng Raynaud. Để có bữa ăn giàu NO cần chuẩn bị các loại đậu đỗ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều… ngâm với nước 2 – 4 giờ bỏ vỏ và thực hiện nguyên tắc “ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm”.
Tư vấn cho bệnh nhân chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ ấm cơ thể, giữ ấm bàn tay, luôn lạc quan, tránh căng thẳng, stress, xúc động quá mạnh.
Với những nguyên tắc trên cùng với những bí truyền ông cha để lại, kết hợp với những nghiên cứu mới nhất của TS. Lương y Phùng Tuấn Giang trong ứng dụng Nam y điều trị xơ cứng bì đã trở thành thế mạnh nhiều năm qua của Thọ Xuân Đường. Nhiều trường hợp bệnh nhân với các độ tuổi khác nhau, do những nguyên nhân khác nhau, mức độ bệnh khác nhau đã đến Thọ Xuân Đường điều trị bệnh và đều đạt được kết quả rất tốt và đã sớm tái hoà nhập cộng đồng.
Nụ cười của những con người mang thân hình “báo đen” đến với Thọ Xuân Đường
Niềm vui của bệnh nhân xơ cứng bì được tái sinh
Chị Đặng Thị Thở (Tây Ninh) mắc căn bệnh xơ cứng bì từ năm 2015.
Thoạt đầu chị cảm thấy đau khớp vai, rồi khớp tay... Da tay cũng bắt đầu có hiện tượng ngứa. Lạ là ngứa đến đâu, làn da trắng trẻo của chị dần dần đen sạm và dày lên tới đó. Khuôn mặt bị phù lên, dần dần như đầy đặn hơn, da dẻ căng bóng, các nếp nhăn biến mất khiến chị trông trẻ hẳn ra. Thế nhưng các triệu chứng đau khớp ngày càng nặng, da chị hết đỏ lại tím, các khớp ngón tay cứng lại, co quắp như vuốt chim. Bệnh tiến triển khá nhanh.
Tưởng chừng thế là hết nhưng thật may duyên lành đã đến, vào một ngày cuối tháng 4 năm 2015 chị họ bên Đài Loan điện về khuyên chị Thở bay ra Hà Nội đến nhà thuốc Thọ Xuân Đường chữa ắt sẽ có tin vui. Chị họ cũng bảo có người nhà cô bạn bên Đài Loan cũng bệnh như chị đã chữa được rồi. Lòng như mở cờ bởi chị nghĩ “biết đâu đây là cơ hội được sống của mình”. Gom góp tiền bạc chị mua vé bay ra Hà Nội. Ngày 6 tháng 5 năm 2016 chị được ghi bệnh án 796A-44 tại Thọ Xuân Đường bắt đầu quá trình điều trị.
Năm nào cũng một lần chị bay ra Hà Nội tái khám, được bàn tay tài hoa và tri thức uyên thâm của TS. Lương y Phùng Tuấn Giang trực tiếp thăm khám. Những ngày tháng về sau chị gọi điện thăm khám qua điện thoại để giảm chi phí đi lại và được các nhân viên ở nhà thuốc hỗ trợ nhiệt tình gửi thuốc về tận nhà cho chị.
Sau gần 3 năm kiên trì điều trị bệnh, chị Thở chia sẻ về tình trạng sức khỏe, không còn đau nhức, da có sự đàn hồi, thân thể cũng mềm lại và có thể cầm nắm hoạt động bình thường. Từ 41kg giờ tăng lên 51kg.
Mẹ con chị Đặng Thị Thở ra tái khám tại Thọ Xuân Đường
Khát khao chiến thắng bệnh tật của người hoạ sĩ mắc xơ cứng bì
Chú Trần Văn Quân (TP Hồ Chí Minh) là một hoạ sĩ yêu nghề. Ít ai biết rằng, năm 2018 người hoạ sĩ ấy đã có lúc tuyệt vọng, từng phải từ bỏ ước mơ cầm bút vẽ, khi phát hiện mang trong mình căn bệnh xơ cứng bì.
Giữa lúc hoang mang nhất, chú tình cờ xem được một đoạn clip về một phụ nữ đã điều trị thành công căn bệnh này bằng thuốc Nam. Hi vọng loé lên, chú trực tiếp ra thăm khám theo địa chỉ trên mạng, với niềm tin nhất định sẽ khỏi bệnh.
Từ lúc phát hiện ra bệnh, các khớp bàn ngón tay ngày một sưng đau, mặt sưng, chân phù, đi lại cầm nắm khó khăn. Sau khi kiên trì dùng thuốc gần 2 năm, đến nay sự quyết tâm của chú đã được đền đáp xứng đáng, khi mà hiện tại chú đã cảm nhận rõ sự thay đổi của bản thân.
Từng phải tặng hết bút vẽ, màu mực vì nghĩ rằng mình không còn cơ hội theo đuổi đam mê nữa nhưng đến nay chú đã hoàn toàn trở về bình thường, chú lại cầm bút vẽ lên những mảng màu của cuộc sống tươi đẹp.
Hành trình cải thiện sức khỏe của bé Tâm Nhi mắc bệnh xơ cứng bì
Bé Lã Hoàng Tâm Nhi (14 tuổi) bị bệnh Xơ cứng bì từ năm 2013. Lúc đầu cơ thể bé rất mệt, đi lại bị mỏi, khớp tay và khớp chân rất đau, không ngủ được. Gia đình cũng đã chạy vạy khắp nơi để chữa trị cho bé nhưng không khả quan. Một lần tình cờ xem được video trên mạng về bí quyết điều trị hiệu quả của 1 bệnh nhân xơ cứng bì trên mạng, từ đó hành trình cải thiện sức khoẻ của Tâm Nhi bắt đầu có những chuyển biến tích cực.
Ngỡ phải sống chung với xơ cứng bì suốt đời ... may mà!
Chị Phan Thị Bình (Bắc Ninh), từ năm 2017, thấy tay tím thâm, da mặt tê bì… cứ sưởi ấm thì mới hồng lên, chị Bình hoang mang, lo lắng, đi khám khắp các nơi mà vẫn không tìm ra bệnh. Hành trình tìm bệnh kéo dài đến một năm, uống đủ thứ thuốc để điều trị nhưng bệnh không tiến triển đỡ hơn. Sau khi phát hiện bệnh Xơ cứng bì nhưng vẫn “vô định” trong những ngày tháng điều trị bằng thuốc Tây. May mắn thay, 1 năm trước chị tìm ra hướng điều trị theo phương pháp Nam y và thật bất ngờ tình trạng khả quan trông thấy rõ rệt.
Từ tâm lý chán nản ngở tưởng không nơi nào chữa được bệnh xơ cứng bì đến niềm vui khôn xiết khi bệnh tình đỡ chỉ sau 1 thời gian ngắn.
Hành trình thoát xơ cứng bì của người phụ nữ đất võ Bình Định
Cô Võ Thị Liên (Bình Định), từ năm 2016, xuất hiện triệu chứng da toàn thân sạm đen, khô cứng. Tay cô khó cầm nắm, ăn uống rất khó khăn, mặt thì sưng, phù. Cô đi khám ở khắp các bệnh viện lớn nhỏ từ Nam ra Bắc mà không tìm ra bệnh, mãi cho tới khi đến bệnh viện Bạch Mai cô mới được chẩn đoán mắc chứng Xơ cứng bì. Cơ duyên tìm hiểu và nói chuyện với một người đã chữa thành công căn bệnh Xơ cứng bì qua mạng, cô Liên quyết định tìm đến điều trị thuốc Nam tại nhà thuốc Thọ Xuân Đường.
Sau 4 năm điều trị xơ cứng bì bằng Nam y, Nam dược, đến nay cô Liên đã khỏe hơn nhiều, sinh hoạt bình thường khiến cô rất vui mừng.
Xơ cứng bì toàn thể thuyên giảm sau 1 tháng điều trị bằng Nam y
Chị Phạm Thị Nga (Hà Tĩnh) phát hiện ra bị bệnh xơ cứng bì từ năm 2021. Khi chân tay co cứng, da thâm đen, các khớp xương đau nhức, khó nhai khó nuốt, người mệt mỏi, khó thở... bệnh nhân mới đi khám và được chẩn đoán mắc xơ cứng bì.
Dù đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ nhưng bệnh tình không thuyên giảm, sau đó con trai bệnh nhân lên mạng tìm hiểu biết tới nhà thuốc Thọ Xuân Đường nên quyết tâm ra thăm khám.
Sau 1 tháng điều trị bằng phác đồ đặc trị của Nhà thuốc, bệnh nhân ra tái khám tự tin thông báo với Nhà thuốc: “Tôi cảm thấy giảm được 80%, tình trạng đau nhức không còn, cảm thấy nhẹ nhõm, da cơ thể đàn hồi tốt, ăn nhai ngon miệng, ai gặp cũng thấy mừng cho tôi!”.
Tìm hiểu thêm về triệu chứng và biến chứng bệnh xơ cứng bì
Triệu chứng lâm sàng bệnh xơ cứng bì tiến triển
Triệu chứng lâm sàng của xơ cứng bì tiến triển phụ thuộc vào bộ phận bị tổn thương. Bệnh tiến triển có thể rất chậm và bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường hoặc có thể tiến triển nhanh với nhiều biến chứng nặng nề và dẫn đến tử vong. Bệnh có các triệu chứng với các mức độ khác nhau sau đây:
- Tổn thương da: Toàn bộ da trên cơ thể bị xơ cứng, nhiều nhất là ở vùng mặt, bàn tay, các ngón tay. Các nếp trên mặt chụm lại hoặc mất nếp nhăn, mi mắt co lại, miệng chụm lại, mũi như nhọn ra, vùng có da xơ cứng bị hạn chế vận động.
- Tổn thương màng khớp: Viêm màng khớp, đau khớp. Đôi khi có kèm theo viêm bao hoạt dịch, viêm gân, xơ hóa xương và cơ.
- Tổn thương thực quản: Biểu hiện khó nuốt: Mất hoặc giảm vận động 2/3 dưới thực quản.
- Tổn thương phổi: Phù kẽ màng phổi, phế nang. Biểu hiện khó thở do, rối loạn trao đổi khí qua phế nang, do phổi bị xơ hóa kẽ lan tỏa và do rối loạn vận động hô hấp. Xquang tim phổi cho thấy hình ảnh lưới hay còn gọi là hình ảnh “tổ ong”.
- Tổn thương tim: Rối loạn nhịp, suy tim do cơ tim bị xơ hóa. Có thể có tràn dịch màng ngoài tim.
- Tổn thương thận: Do hoại tử cầu thận dạng fibrin dẫn đến suy thận tiến triển từ từ. Có thể mắc cao huyết áp ác tính kèm theo.
- Bệnh kết hợp: Xơ cứng bì có thể kết hợp với một số bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp mạn Hashimoto, hội chứng Seriögren (thiểu năng mạn tính các tuyến ngoại tiết), xơ gan nguyên phát do mật (nếu kết hợp với hội chứng CREST thì được gọi là hội chứng Reynolds).
Triệu chứng lâm sàng bệnh xơ cứng bì khu trú
Nếu như xơ cứng bì tiến triển ảnh hưởng đến toàn bộ mô, cơ quan trong cơ thể thì xơ cứng bì khu trú thường chỉ tổn thương ở một vùng da nhất định. Dưới đây là một số dạng xơ cứng bì khu trú:
- Xơ cứng bì ở đầu chi: Khu trú ở bàn tay, bàn chân và các ngón. Da xơ cứng, sẫm màu và teo lại, các ngón khó gấp duỗi, giảm cảm giác hoặc dị cảm, có thể có loạn dưỡng móng.
- Xơ cứng bì thể dải: Tổn thương xơ cứng da hình dải như vết dao chém, nơi tổn thương có hiện tượng teo da và niêm mạc (môi, lợi, lưỡi) trên vùng ảnh hưởng.
- Xơ cứng bì thể mảng: Tổn thương da thành mảng, có giới hạn rõ so với vùng da bình thường, tổn thương ban đầu có thể nhỏ, sau đó lan rộng dần ra. Trên bề mặt tổn thương màu sẫm lại, có thể có ánh xà cừ, thường không có lông và giảm tiết mồ hôi, da teo lại.
- Xơ cứng bì hình nhẫn: Tổn thương xơ cứng trên da dạng vòng tròn (hình nhẫn). Thường xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, bao quy đầu.
- Viêm mạc cơ, nhiễm bạch cầu ái toan: Thể này được coi như một thể xơ cứng bì khu trú. Bắt đầu có tính kịch phát, xuất hiện đột ngột sau gắng sức. Tổn thương chủ yếu ở lớp hạ bì và mạc cơ. Thường không có tổn thương nội tạng (tim, phổi, thận…) kèm theo.
Giải phẫu bệnh
Tổn thương vi thể điển hình trong bệnh xơ cứng bì là xơ hóa các sợi keo, sợi chun tăng sinh, bị đứt đoạn và sắp xếp lộn xộn:
- Da: Lớp thượng bì bị teo lại, lớp trung bì dày lên, các sợi keo bị xếp thành bó và các tiểu động mạch bị hyalin hóa.
- Màng khớp: Màng khớp thâm nhiễm lympho – tương bào (viêm màng khớp), tiến triển tới nhiễm hyalin.
- Thực quản: Niêm mạc thực quản bị teo, các tiểu động mạch dày lên.
- Phổi: Phù kẽ phổi, phế nang, màng phổi. Sợi keo tăng tạo thành các nang phế nang dưới màng phổi tạo thành lưới (phổi hình tổ ong), dị sản biểu mô phế nang.
- Tim: Cơ tim, màng ngoài tim bị xơ hóa.
- Thận: Cầu thận, các tiểu động mạch tại thận bị hoại tử dạng fibrin.
Biến chứng của xơ cứng bì
Bệnh xơ cứng bì thường gây ra biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong do tổn thương đến đến các cơ quan sinh mệnh của cơ thể như: Tim, thận, phổi.
- Hội chứng Raynaud trong xơ cứng bì có thể dẫn đến loét, hoại tử đầu chi. Và phải phẫu thuật tháo khớp.
- Tổn thương tại phổi gây khó thở, hoạt động gắng sức cũng như sinh hoạt hằng ngày bị hạn chế. Có thể bị tăng áp lực động mạch phổi.
- Biến chứng suy tim trong xơ cứng bì do tổn thương cơ tim cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.
- Bệnh nhân xơ cứng bì bị suy kiệt, sút cân do bị tổn thương ở khoang miệng, thực quản, hệ ruột dẫn đến ăn uống khó khăn, rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn chức năng tình dục: Ở nữ có thể bị ảnh hưởng do sự giảm tiết chất nhờn và giảm co thắt ở cửa âm đạo, ở nam giới có thể bị rối loạn cương dương.
- Biến chứng thận rất nguy hiểm do sự hoại tử dạng fibrin ở cầu thận dẫn đến suy thận. Đặc biệt, tổn thương tại thận gây bệnh tăng huyết áp và các cơn tăng huyết áp ác tính đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Bệnh xơ cứng bì hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì vậy nên việc điều trị đặc hiệu còn gặp nhiều khó khăn. Sau nhiều năm điều trị thực tế, Nam y đã điều trị thành công nhiều trường hợp bệnh nhân mắc xơ cứng bì, góp phần đem lại cho họ nhiều niềm vui, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với những bệnh khó, Nam y không ngừng nghiên cứu tìm tòi để tìm ra những phương pháp tốt nhất để chữa bệnh cứu người.