VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN TỰ PHÁT
Các bệnh cơ xương khớp thường gặp ở người cao tuổi gây nhiều khó khăn cho vận động. Tuy nhiên nhiều trẻ đang tuổi thiếu niên đã bị viêm khớp tràn dịch khớp không rõ nguyên nhân tại sao khiên không ít người lo lắng. Cùng tìm hiểu viêm khớp thiếu niên tự phát.
1. Đại cương về bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát
Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát là bệnh khá thường gặp ở trẻ em, đặc điểm là phát bệnh trước 16 tuổi với triệu chứng viêm khớp tồn tại ít nhất 6 tuần. Bệnh nhân có thể bị viêm 1 – nhiều khớp, có thể có yếu tố RF hoặc không.
a. Thể khởi phát hệ thống
+ Lâm sàng: sốt cao có đỉnh, kéo dài trên 2 tuần, viêm từ 1 khớp trở lên kèm theo nổi ban dạng dát sẩn, ban đỏ, ban hồng mềm.
Có thể kèm theo viêm mang ngoài tim, gan, lách và hạch to.
+ Cận lâm sàng: men gan AST, AlT tăng, RF có thể âm tính hoặc dương tính
Cần cấy máu để loại trừ trường hợp nhiễm khuẩn.
b. Thể viêm vài khớp
+ Lâm sàng: hay gặp ở nữ, khởi phát viêm <4 khớp, hay gặp nhất là khớp gối, cổ chân, cổ tay, khớp nhỏ bàn tay. Viêm khớp không đối xứng
Có thể kèm theo tổn thương viêm mống mắt thể mi, viêm động mạch võng mạc mạn tính
+ Cận lâm sàng: men gan AST, AlT tăng, RF có thể âm tính hoặc dương tính
Cần cấy máu để loại trừ trường hợp nhiễm khuẩn.
Ngoài ra kháng thể kháng nhân thường dương tính 50-70% các trường hợp
c. Thể viêm nhiều khớp RF âm tình
+ Lâm sàng: mắc bệnh tuổi 6-11 hay gặp ở gái. Viêm từ 5 khớp trờ lên, các khớp nhỏ và nhỡ có thể đối xứng hoặc không đối xứng. Thường gặp tồn thương các khớp gối, cổ chân, cổ tay, bàn ngón tay. Có thể viêm khớp thái dương hàm và tổn thương cột sống cổ.
+ Cận lâm sàng: ngoài các xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm như trên, kháng thể kháng nhân dương tính 40% trường hợp, RF luôn âm tính.
d. Thể viêm nhiều khớp RF dương tính
+ Lâm sàng: chủ yếu gặp ở nữ. Viêm khớp: viêm các khớp nhỏ và nhỡ có tính chất đối xứng. Có hạt thấp dưới da (10%).
+ Cận lâm sàng: ngoài các xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm như trên, có RF dương tính từ 2 lần trở lên, giữa 2 lần làm xét nghiệm cách nhau ít nhất 3 tháng. Anti-CCP (+) có độ đặc hiệu cao, đặc biệt sự có mặt của kháng thể này có giá trị tiên lượng tình trạng phá hủy khớp nhanh chóng.
e. Một số thể khác
Có thể là viêm khớp và các điểm bám tận, viêm khớp vẩy nến thường ít găp hơn
2. Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát
Viêm khớp thiếu niên tự phát chủ yếu điều trị bằng tây y kết hợp đông y để phục hồi vận động
- Điều trị tây y
+ Thuốc điều trị cơ bản: Sử dụng các thuốc đơn độc hoặc phối hợp các thuốc tùy từng tình trạng của bệnh nhân: Methotrexat, thuốc chống sốt tổng hợp, sulphasalazin, Etanercept, Remicade
+ Thuốc chống viêm phi steroid: có thể sử dụng aspirin, ubuprofen, piroxicam, diclofenac
+ Corticoid: tùy từng tình trạng mà được chỉ định dùng đường toàn thân, tiêm tại khớp
+ Điều trị giảm đau: theo bậc của tổ chức y tế
+ Điều trị ngoại khoa: nội soi rửa khớp, thay khớp nhân tạo…
- Điều trị theo y học cổ truyền
Kết hợp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt để giảm đau cho bệnh nhân. Đông y ứng dụng tốt nhất vào giai đoạn ổn định, giúp phục hồi vận động cho bệnh nhân.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282