TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG MẠN TÍNH
Viêm họng mãn tính là bệnh lý đường hô hấp tiếp diễn sau nhiều đợt viêm họng cấp tính điều trị không triệt để. Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, và có thể để lại biến chứng. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này nhé!
1. Khái niệm
Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng trong thời gian dài.
2. Triệu chứng
Triệu chứng viêm họng mạn tính thường gặp đó là đau họng, khô, ngứa và vướng họng, đặc biệt là ở viêm họng mạn tính tỏa lan Những triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng, có thể có nhiều đờm ở cổ họng. Bệnh nhân cũng có thể sẽ có triệu chứng nóng rát vùng ngực nếu như họ mắc bệnh dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.
3. Điều trị viêm họng mạn tính
Để điều trị bệnh viêm họng mạn tính thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ được nguyên nhân đó. Dựa trên cơ sở này, có các phương pháp điều trị viêm họng mạn tính sau:
Điều trị dứt điểm viêm xoang, viêm amidan hay các hội chứng trào ngược để có thể loại bỏ được bệnh viêm họng mạn tính.
Áp dụng biện pháp điều trị tại chỗ như bôi và súc họng bằng các thuốc làm se niêm mạc, kiềm tính và có tác dụng giảm viêm, giảm đau. Đối với viêm họng thể teo thì bệnh nhân nên bôi và súc họng với thuốc có iod loãng hoặc thuốc dầu hay nước khoáng.
Nhỏ mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch vùng này, tránh bệnh viêm họng mạn tính nặng thêm.
Để điều trị các triệu chứng của viêm họng mạn tính, người bệnh có thể sử dụng thuốc làm lỏng chất nhầy, thuốc kháng viêm và các loại thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, cũng có thể cho người bệnh sử dụng thuốc ho thảo dược để giảm những cơn ho gây khó chịu có họng.
Điều trị toàn thân bằng cách thay đổi thể trạng, tập thể dục thường xuyên, thay đổi lối sống và môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có thể. Bổ sung các loại vitamin A, C, D để tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc viêm họng mạn tính.
4. Phòng bệnh viêm họng mạn tính
Để phòng tránh bệnh viêm họng mạn tính chúng ta cần hạn chế tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh như khói bụi, bia rượu và thuốc lá. Ngoài ra cần nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để làm giảm nguy cơ mắc viêm họng. Bên cạnh đó cũng cần bảo vệ cổ họng khỏi những tác nhân gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang và đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Khi ra đường cũng cần đeo khẩu trang bởi sự ô nhiễm trong không khí cũng có thể gây ra viêm họng.
Bên cạnh đó người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và có tổ chức phòng hộ lao động tốt, đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn.