VIÊM XƠ THANH QUẢN - NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY NÓI KHÀN
Thanh quản là bộ phận chứa các dây thanh nằm giữa đáy của lưỡi và khí quản. Khi bị tổn thương thanh quản sẽ ảnh hưởng đến việc nói của bệnh nhân. Trong đó viêm xơ thanh quản là căn bệnh khá thường gặp, đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân nói khàn, mất tiếng. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về căn bệnh này!
Viêm xơ thanh quản là gì?
Viêm xơ thanh quản là tình trạng tổn thương xảy ra ở dây thành quản khiến chúng bị viêm, sung nề, thường có khối nhỏ mọc đối xứng ở 1/3 giữa dây thanh 2 bên. Căn bệnh này thường gặp ở những người phải nói nhiều với tần suất liên tục thường xuyên, nên hay gặp ở những người làm nghề giáo viên, thuyết trình viên, ca sĩ…
Một số triệu chứng của viêm xơ thanh quản
- Nói khàn, mất tiếng
Giai đoạn đầu của viêm xơ thanh quản bệnh nhân thường cảm thấy giọng nói bị khàn, phát âm nặng nề, hụt hơi… Lâu dần thì giọng càng trở nên khàn đặc, rồi mất giọng, khó nói chuyện, nói không rõ tiếng. Triệu chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, học tập và cuộc sống của bệnh nhân, nhất là những người làm trong ngành nghề đặc thù.
- Bị sưng đau họng
Bệnh nhân thường bị sưng họng khiến khi nuốt thức ăn, khi nói có thể thấy đau. Tình trạng này khiến nhiều bệnh nhân chủ quan nghĩ là viêm họng thông thường nên không điều trị triệt để.
- Một số biểu hiện khác
Bệnh nhân viêm xơ thanh quản có thể thấy 1 số biểu hiện khác như cảm giác khó chịu vùng hầu họng, cảm giác có đờm dính trong cổ. Có thể nổi hạch vùng cổ.
Cách phòng ngừa viêm xơ dây thanh quản
Để tránh mắc phải căn bệnh khó chịu này thì cần áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế nói nhiều khi không cần thiết
Tuy tính chất đặc thù của nhiều ngành là phải nói nhiều, nhưng nên nói ngắn gọn súc tích và có các khoảng nghỉ để cơ thể được thư giãn, dây thanh được thả lỏng. Nếu không cần thiết thì nên hạn chế nói hoặc nói ít đi
Khi nói ở nơi đông người cần sử dụng phương tiện hỗ trợ như loa mic, tránh tình trạng cố nói thật to để nhiều người nghe rõ sẽ khiến tổn thương dây thanh sớm hơn.
- Súc miệng nước muối sinh lý mỗi ngày
Việc súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp vùng hầu họng được sát khuẩn, hạn chế viêm nhiễm. Tuy là một bước đơn giản những nếu chịu khó súc miệng 3-5 lần mỗi ngày sẽ rất hữu ích trong việc phòng bệnh.
- Uống nhiều nước
Uống nhiều nước và tăng cường ăn hoa quả tươi cũng giúp cho thanh quản rất nhiều. Bệnh nhân cũng cần thay đổi thói quen sống, tốt nhất nên tránh xa đá lạnh, nước lạnh, các đồ ăn quá cay nóng do dùng nhiều gia vị.
- Sử dụng thảo dược
Bệnh nhân có thể sử dụng 1 số thảo dược giúp khí huyết lưu thông và tốt cho dây thanh như lá khế chua, bồ công anh, Rẻ quạt, sói rừng, hoa cúc, mật ong…
- Điều trị triệt để các bệnh mạn tính
Các bệnh như viêm amidan mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, viêm họng mạn cũng có thể ảnh hưởng đến thanh quản. Cần điều trị triệt để sớm.
Bác sĩ Thúy Hường
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282