VIRUS RVS LÀ GÌ? CÁCH PHÒNG TRÁNH RA SAO?
Cuối thu, đầu đông là lúc mà các bệnh lý về đường hô hấp xuất hiện nhiều lên. Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh lý gây ra bởi virus RVS đang khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng. Cùng tìm hiểu về virus RVS để biết cách phòng tránh nhé!
1. Đại cương về virus RVS
- RSV là họ virus có vỏ ngoài enveloped thuộc nhóm Paramyxoviridae. Đặc điểm quan trọng là có glycoprotein ở bề mặt loại F và G làm thâm nhập vào đường hô hấp, gây ra bệnh viêm thanh quản cấp tính, đặc biệt là bệnh sưng phổi mô và viêm phổi. Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em dưới hai tuổi và là lý do chính khiến trẻ em phải nhập viện khi bị nhiễm trùng đường hô hấp. Sau sốt rét, RSV là nguyên nhân tử vong lớn thứ hai ở trẻ dưới một tuổi.
- Vi rút RSV lây lan thông qua đường hô hấp, nước bọt, chất nhầy khi ho hoặc hắt hơi của người bệnh đến môi trường xung quanh. Bệnh cũng có thể lây truyền khi chúng ta chạm vào một bề mặt hoặc mô bị nhiễm RSV, và sau đó đặt tay lên mũi, miệng hoặc mắt.
- Triệu chứng ban đầu cũng giống như cảm cúng thông thường như bị sốt,hắc xì, ho, chảy dịch nước mũi và có thể khỏi trong vòng 5-7 ngày, một vài đứa trẻ có nhiều triệu chứng hơn cảm cúng thông thường như ho kèm đờm, ho quá nhiều dẫn đến nôn mửa, thở gấp, hơi thở khó khăn hoặcthở khọt khẹt cũng thuộc những triệu chứng nặng.
- Phụ thuộc vào nhiễm trùng nặng cỡ nào. Cảm cúng thông thường có thể tự khỏi được trong vòng 5-7 ngày, nếu nhiếm vi khuẩn qua đường hô hấp dưới thường gặp vấn đề về ho mãn tính, một vài trường hợp cần phải kiểm tra phổi, hút đờm khoảng 2-3 tuần.
- Nhóm mắc bệnh tim bẩm sinh, em bé sinh non, cân nặng ít hoặc sức đề kháng thấp cùng với những trẻ nhỏ hay gần với những người hút thuốc lá là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh trên.
2. Cách phòng tránh virus RVS
Hiện vẫn chưa có vắc xin ngăn ngừa bệnh. Vì vậy nên cầnbảo vệ bằng việc:
- Làm tăng sức đề kháng tự nhiên như nuôi con bằng sữa mẹ, tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn.
- Phụ huynh cần lưu ý nhắc nhở trẻ nhỏ che miệng khi ho, và thực hiện tương tự.
- Tránh để những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao tiếp xúc với người bệnh.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên bằng chất tẩy rửa chuyên dụng để diệt khuẩn đồng thời chống nấm mốc.