CÓ NÊN BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH MẤT NGỦ ?
Theo Đông y, mất ngủ (thất miên) có mối liên quan mật thiết đến tình trạng suy yếu của phủ tạng như can, thận, tâm, tỳ. Bấm huyệt chữa mất ngủ là liệu pháp dùng kỹ thuật từ đôi bàn tay tác động lên vị trí các huyệt đạo giúp kích thích mạch máu, lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu, thư giãn hệ thần kinh trung ương và các cơ, cải thiện chức năng phủ tạng để người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp bấm huyệt chữa mất ngủ và các huyệt đạo nào được sử dụng để chữa chứng bệnh này, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Có nên bấm huyệt chữa bệnh mất ngủ?
Thay đổi nội tiết tố, áp lực công việc, thi cử, thay đổi đồng hồ sinh học,… là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, giấc ngủ chập chờn phổ biến hiện nay. Khi gặp tình trạng này, nhiều người thường tìm đến thuốc Tây y để giải quyết nhanh triệu chứng bệnh, tuy nhiên những hệ lụy khôn lường của thuốc Tây như nhờn thuốc, lạm dụng thuốc hay mất ngủ ngày càng nặng hơn… sẽ tàn phá cơ thể bạn. Thay vì lạm dụng thuốc Tây thường xuyên để điều trị chứng mất ngủ, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt trị mất ngủ. Phương pháp điều trị này mang tới những công dụng tuyệt vời như:
- Đào thải độc tố bên trong cơ thể
- Giúp hai luồng khí âm – dương được cân bằng
- Lưu thông, tăng cường tuần hoàn mạch máu não
- Ổn định hệ thần kinh giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ êm ái.
Bên cạnh việc cải thiện chứng khó ngủ, mất ngủ, liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt còn tác động tích cực trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, đau đầu, chóng mặt, giảm đau nhức xương khớp… Tuy nhiên bấm huyệt chỉ tác động bên ngoài cơ thể nên tác dụng không có tính đặc hiệu cao. Nếu bạn bị mất ngủ kinh niên hoặc mất ngủ do những nguyên nhân nghiêm trọng (trầm cảm, hoang tưởng,…) bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Cách bấm huyệt và các huyệt đạo cần dùng điều trị chứng mất ngủ
Huyệt Dũng tuyền
Vị trí: Huyệt Dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân. Để xác định huyệt vị, bạn nên co nhẹ các ngón tay, vị trí lõm nhất là huyệt Dũng tuyền. Huyệt này nằm ở giữa lòng bàn chân và cách đỉnh ngón chân cái khoảng 6 cm.
Cách thực hiện: Người bệnh nên ngồi trong tư thế khoanh chân lại. Người ấn huyệt sử dụng ngón cái ấn xuống huyệt, sau đó xoa nhẹ nhàng khoảng 15 lần cho huyệt nóng lên sẽ giúp lưu thông mạch máu não, người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ êm ái hơn từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ và thúc đẩy hoạt động của thận tốt hơn.
Huyệt An miên
Vị trí: Huyệt An miên nằm vị trí phía sau phần đầu, ngay sát lỗ tai, cách dái tai chừng 1,2 cm. Người day huyệt cũng có thể xác định được huyệt này bởi nó có khung xương nhô lên.
Cách thực hiện: Ngón trỏ của tay thuận đặt ra sau tai, dò tìm huyệt an miên, đơn giản chỉ day nhẹ vào huyệt ở hai bên tai, mỗi bên khoảng 15 lần. Ngồi thẳng hoặc nằm ngửa, đẩy nhẹ cằm lên, ngón tay cái đặt vào vai, ngón trỏ vuốt từ sau tai xuống dưới vai và ngược lại cho tới khi vùng cổ ấm lên.
Huyệt Nội quan
Vị trí: Nội quan là huyệt nằm ở mặt trong của cổ tay, chính giữa nếp lằn cổ tay đo lên 2 thốn. Huyệt này có tác dụng ích tâm, an thần và điều hòa khí huyết. Bấm huyệt này thường xuyên giúp bạn giảm tình trạng mất ngủ do bệnh tim và suy nhược thần kinh.
Cách thực hiện: Để giảm mất ngủ, bạn cần dùng ngón tay cái day ấn vào huyệt vị trong khoảng 3 phút. Khi thực hiện bạn nên dùng lực từ nhẹ đến mạnh, khi có dấu hiệu đau nhẹ, nên ngưng day ấn vào huyệt vị này.
Huyệt Thần môn
Vị trí: Huyệt ở mặt trong cổ tay, nằm trên nếp lằn cổ tay dọc ngón út, huyệt nơi chỗ lõm vào. Huyệt Thần môn có khả năng thư giãn thần kinh, giảm mệt mỏi và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cách thực hiện: Với huyệt vị này, bạn cần sử dụng ngón tay cái day ấn mạnh (phải xuất hiện cảm giác căng tức). Thực hiện thao tác này khoảng 10 lần, mỗi lần kéo dài trong khoảng 30 giây. Để đạt được kết quả tốt, bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày trước khi ngủ.
Huyệt Tam âm giao
Vị trí: Tam âm giao là huyệt vị hội tụ 3 kinh âm bao gồm Thận, Can và Tỳ. Huyệt nằm ở mặt trong xương chày, đo từ đỉnh của mắt cá chân lên khoảng 3 thốn. Huyệt vị này có tác dụng bổ ích Tỳ, Can và Thận, ngoài ra tác động vào huyệt Tam âm giao còn điều huyết thất tinh cung, trợ vận hóa, giải phóng khí trệ và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Cách thực hiện: Để giảm mất ngủ, bạn nên dùng ngón tay cái day ấn vào huyệt vị này. Nên sử dụng lực nhẹ đến mạnh, thực hiện trong khoảng 2 – 3 phút đến khi có cảm giác tức nặng tại huyệt vị thì dừng việc day ấn.
Huyệt Ấn đường
Vị trí: Ấn đường là huyệt nằm ở trung điểm đường nối giữa hai đầu chân mày. Đây là một trong những huyệt vị quan trọng nhất của cơ thể. Không chỉ có tác dụng giảm mất ngủ, huyệt Ấn đường còn có tác dụng định thần, thông dẫn lưu mắt, mũi và chữa đau đầu.
Cách thực hiện: Bạn nên xoa bàn tay để làm nóng trước khi thực hiện. Sau đó day ấn vào huyệt Ấn đường khoảng 20 lần với lực nhẹ vì huyệt vị này rất dễ tổn thương. Tiếp đó vuốt nhẹ từ đầu đến cuối lông mày khoảng vài lần.
Lưu ý: Bấm huyệt chữa mất ngủ là một trong những cách trị mất ngủ tương đối an toàn, đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhân mất ngủ thời gian ngắn, không thường xuyên. Và không áp dụng cách xoa bóp, bấm huyệt trị mất ngủ cho phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt và phụ nữ có thai.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282