ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bệnh trĩ là tình trạng xảy ra khi có sự sa giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Khi bị trĩ thường gây ra một số triệu chứng như chảy máu khi đi đại tiện, ngứa, đau vùng hậu môn, có búi trĩ thò ra vùng hậu môn... Vậy khi bị bệnh trĩ thì phải điều trị như thế nào? Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu biện pháp điều trị trĩ bằng y học cổ truyền.
1. Quan điểm của y học cổ truyền về bệnh trĩ
Theo y học cổ truyền, trĩ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà gây ra bệnh như:
- Do ăn uống không điều độ, thường ham ăn các đồ chua cay, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ chiên rán mà khiến thấp nhiệt nội sinh, đưa xuống đại tràng mà gây nên bệnh.
- Do mắc phải bệnh tả lỵ lâu ngày phải rặn nhiều. Hoặc do táo bón lâu ngày, do chế độ làm việc sinh hoạt phải đứng lâu, ngồi nhiều, phải mang vác nặng... Hay trong giai đoạn phụ nữ mang thai đều khiến âm dương bất hòa, khí huyết rối loạn, trọc khí ứ trệ lưu trú ở hậu môn mà gây nên bệnh.
- Do tạng phủ vốn hư, tình chí rối loạn, nhiệt độc nội uẩn làm cho khí huyết ủng trệ, kết tụ ở hậu môn thành bệnh trĩ
- Ngoài ra, còn do ngoại cảm phong thấp, táo, nhiệt hạ trú ở hậu môn mà gây nên bệnh. Bệnh lâu ngày khí huyết trung tiêu suy yếu, tỳ hư hạ hãm mà khiến búi trĩ sa xuống phía dưới.
2. Phương pháp điều trị trĩ theo y học cổ truyền
Đông y tùy theo từng nguyên nhân, thể bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau
+ Trĩ nội xuất huyết hay thể huyết ứ
Bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài xong ra máu từng giọt, hoặc máu dính trên cục phân, táo bón, đau hậu môn.
Pháp chữa: Lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết khứ ứ
Phương thuốc: Hoạt huyết địa hoàng thang gia giảm
Sinh địa 20g Hoàng cầm 12
Địa du 12g Kinh giới 12g
Đương quy 8g Xích thược 12g
Hoa hòe 12g
Táo bón nhiều thêm Ma nhân (Vừng đen) 12g, Đại hoàng 4g.
Phương châm: Trường cường, Thứ liêu, Tiểu trường du, Đại trường du, Túc tam lý, Tam âm giao, Thừa sơn, Hợp cốc.
+ Trĩ ngoại bị bội nhiễm hay thể thấp nhiệt
Bệnh nhân có các triệu chứng vùng hậu môn sung đỏ, búi trĩ sung to, đau, ngồi đứng không yên, táo, nước tiểu đỏ.
Pháp chữa: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống
Phương chữa: Chỉ thống thang gia giảm
Hoàng bá 12g, Hoàng liên 12g, Đào nhân 8g, Xích thược 12g, Đương quy 8g, Trạch tả 12g, Sinh địa 16g, Đại hoàng 6g
Phương châm: Huyết hải, Trường cường, Thứ liêu, Tiểu trường du, Đại trường du, Túc tam lí, Tam âm giao, Thừa sơn, Hợp cốc. Dùng tả pháp
+ Trĩ lâu ngày gây thiếu máu, trĩ ở người già
Bệnh nhân đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế. Người mệt mỏi, đoản hơi, tự ra mồ hôi.
Pháp chữa: Bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyếtPhương trị: Bổ trung ích khí thang gia giảm
Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 16g, Đương quy 8g, bạch truật 12g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, Sài hồ 12g, Thăng ma 8g, Địa du sao đen 8g, Hoa hòe sao đen 8g, Kinh giới sao đen 12g.
Phương châm: Cứu các huyệt Bách hội, Tỳ du, Vị du, Cao hoang, Cách du, Quan nguyên, Khí hải.
Ngoài sử dụng các loại thuốc uống và châm cứu, y học cổ truyền còn sử dụng một số thuốc bôi dán ngoài ra để điều trị bệnh trĩ:
+ Cao dán tiêu viêm, giảm đau: Dùng các vị thuốc Hoạt thạch, Long cốt, Bối mẫu, Chu sa, Băng phiến.
+ Thuốc làm hoại tử rụng trĩ
Thạch tín 160g, Phèn chua 400g, Thần xa 360g, Ô mai 100g. Tán thành bột, rắc vào búi trĩ.
Phương pháp này dùng điều trị trĩ nôi giai đoạn 2,3.
Bác sĩ Thúy Hường
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282