CHỮA VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG THẢO DƯỢC NGAY TẠI NHÀ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh của hệ thống tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Thông thường người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Vậy bệnh viêm đại tràng được điều trị như thế nào để hạn chế tái phát bệnh, tiết kiệm chi phí, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!
Niêm mạc đại tràng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong thời kỳ đại tràng bị viêm loét. Để phục hồi những tổn thương cho niêm mạc đại tràng nhưng không làm cho niêm mạc nhạy cảm, đồng thời cân bằng lại lợi khuẩn cho đường tiêu hóa thì người bệnh nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp sử dụng một số vị thảo dược ngay sẵn vườn nhà dưới đây vừa hiệu quả, tiết kiệm chi phí và có thể giúp cho người bệnh an tâm hơn trong quá trình điều trị.
Chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông
Lá mơ lông là vị thuốc nam quen thuộc có xung quanh vườn nhà. Theo Đông y, lá mơ lông có vị đắng, hơi mặn, có mùi hôi và tính mát, có rất nhiều công dụng như hoạt huyết, trừ phong thấp, giải độc, tiêu thực, trừ thấp tiêu thũng, dùng trong các trường hợp như đau khớp, đau bụng, kiết lỵ, đầy bụng, chậm tiêu, gan to, lách to, ung nhọt, khí hư bạch đới. Hay đơn giản lá mơ giúp kích thích tiêu hóa, chống viêm và giảm đau tự nhiên. Nhờ đó sẽ giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
Cây lá mơ lông có chứa nhiều protein, beta caroten và vitamin C, chúng có tác dụng sát khuẩn đường ruột, tiêu viêm và chống co thắt đại tràng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã tìm thấy các thành phần có dược tính cao có trong lá mơ là hoạt chất sulfur dimethyl disulphit, đây là chất được cho là có tác dụng tương tự như kháng sinh. Thành phần này giúp kháng viêm, đồng thời ức chế hoạt động và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng.
Cách dùng: Chuẩn bị 1 nắm lá mở lông ở dạng tươi và 200ml nước sôi ấm. Rửa sạch lá mơ lông với nước muối loãng rồi để ráo và cho vào cối giã nát. Thêm nước sôi ấm vào khuấy đều và lọc lấy nước, bỏ phần bã. Uống trực tiếp 1 lần/ ngày.
Chữa viêm đại tràng bằng cây mộc hoa trắng
Mộc hoa trắng có nhiều tên gọi khác là mức hoa trắng, cây sừng trâu, cây mức lá to, thừng mực lá to. Là một trong những thảo dược hàng đầu giúp khắc phục các chứng tiêu chảy, kiết lỵ hay triệu chứng viêm đại tràng mãn tính.
Các nghiên cứu nhận thấy trong thành phần của cây mộc hoa trắng có chứa chất conessin và tanin có tác dụng diệt trùng amip, bảo vệ dạ dày, đại tràng, kích thích co bóp ruột. Hơn nữa chúng còn giúp kích thích tiêu hóa, làm giảm co thắt, cầm tiêu chảy và làm se niêm mạc đang tổn thương.
Cách dùng: Lấy khoảng 15g cây mộc hoa trắng, đun với khoảng 600ml nước, đun sôi nhỏ lửa tới khi nước thuốc cạn còn khoảng 300ml nước là có thể dùng được. Nước thuốc dùng vào buổi sáng, nước thứ hai dùng uống thay nước uống trong ngày. Hoặc mộc hoa trắng 100g, sắc kỹ rồi cô thành cao. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g.
Chữa viêm đại tràng bằng lá ổi
Theo đông y, lá ổi có vị chát, tính bình, có tác dụng cầm ỉa chảy, tiêu viêm, cầm máu. Do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn. Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá. Ngoài ra trong lá ổi có chứa chất flavonoid tác dụng kích thích sự bài tiết acetylcholine trong ruột, kích thích cơ trơn ruột, giúp giảm những cơn đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt. Hơn nữa, lá ổi còn tác động vào sự tái hấp thu nước trong ruột.
Cách dùng: Lấy lá ổi cả lá non và lá già khoảng 50g, rửa sạch, sắc lấy nước, cho nhỏ lửa đun trong khoảng 30 phút. Sau đó chắt lấy nước này để uống trong ngày, có thể uống nhiều lần. Cách này có tác dụng chữa tiêu chảy thường xuyên do viêm đại tràng cấp rất tốt.
Chữa viêm đại tràng bằng cây khổ sâm cho lá
Khổ sâm cho lá cũng là một thảo dược tự nhiên quen thuộc mà bạn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. Theo Đông y, khổ sâm có vị đắng và tính bình, hơi có độc, được quy vào kinh đại tràng, có công dụng khu phong, sát trùng, lợi niệu, thanh nhiệt táo thấp. Hàm lượng hoạt chất flavonoid, alcaloid, β – sitosterol, stigmasterol, acid benzoic, tecpenoid… trong lá khổ sâm có dược tính cao giúp giảm đau, chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Hơn hết nước sắc từ lá khổ sâm có đặc tính kháng khuẩn mạnh, có khả năng đáp ứng với nhiều chủng vi khuẩn làm tổn thương niêm mạc đại tràng. Điển hình như tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn nhóm B…
Cách dùng: Chuẩn bị khoảng 20g lá khổ sâm khô, đem rửa lại cho sạch rồi cho vào ấm, thêm vào khoảng 600ml nước và đun trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút. Bỏ phần bã thuốc đi, chia lượng nước sắc thu được thành 2 lần uống/ ngày. Trường hợp có sẵn lá khổ sâm ở dạng tươi thì bạn có thể nhai sống trực tiếp khoảng 8 lá/ ngày.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282