BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA VIÊM ĐẠI TRÀNG
Viêm đại tràng là căn bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như lỵ amip, lỵ trực khuẩn, do ăn uống… Tùy theo từng giai đoạn cấp hay mạn và ở mỗi bệnh nhân khác nhau mà có các biểu hiện như táo bón, tiêu chảy, mót rặn, đau quặn bụng, đầy bụng, chậm tiêu… Vậy cần phải điều trị và phòng ngừa căn bệnh này như thế nào?
1. Cách điều trị viêm đại tràng
Tùy theo từng giai đoạn cấp hay mạn mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nói chung diều trị càng sớm sẽ càng tốt và cần phải tìm được nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể giải quyết được 1 cách hiệu quả
- Điều trị nội khoa
Cần dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc chống kí sinh trùng
Dùng thuốc giảm co thắt cơ trơn đại tràng giúp giảm triệu chứng đau quặn, mót rặn
Thuốc cầm tiêu chảy
Thuốc chống loạn khuẩn đường ruột bằng cách bổ sung men vi sinh
Bù nước và điện giải bằng cách uống oresol hoặc truyền dịch tùy từng tình trạng bệnh nhân
- Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.
Nếu nguyên nhân do polyp đại tràng, ung thư đại tràng thì cần xử lý giải quyết nguyên nhân này triệt để
- Điều trị theo đông y
Tùy theo từng thể bệnh đông y có phác điều trị khác nhau. Có nhiều thảo dược quý có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả như lá dung, lá khôi tía, đại hoàng, mai mực, hương phụ, trần bì, hoàng liên, hoàng bá…
2. Biện pháp phòng bệnh viêm đại tràng
Đối với bệnh viêm đại tràng thì việc phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng.
- Thực hiện ăn chín uống sôi
Không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống…) và không uống nước chưa đun sôi, không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, không uống nước đá không đảm bảo vệ sinh (không tiệt khuẩn nước trước khi làm đông đá)
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường
Cần chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông trước và sau khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh.
Dọn vệ sinh môi trường và nhà cửa sạch sẽ
- Hạn chế dùng thuốc
Không nên lạm dụng kháng sinh kéo dài, hạn chế sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao
- Thư giãn, tránh căng thẳng, stress
- Chế độ ăn hợp lý
Khi bị táo bón: tăng cường quả bơ, đậu bắp, hạt chia, hạt óc chó, mè đen, các loại rau xanh lá đậm
Khi bị tiêu chảy: không ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, đồ đóng hộp, chế biến sẵn, đồ cứng khó tiêu
Tránh đồ kích thích, đồ chiên xào béo ngọt, đồ nhiều dầu mỡ
Hạn chế các sản phẩm từ sữa bò dê vì khó tiêu và có thể gây dị ứng. Nên uống sữa hạt.