BỆNH HỌC HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng của ruột, thường gặp ở nhiều người tái đi tái lại nhiều lần. Tuy ít gây nguy hiểm nhưng bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích và cách phòng bệnh hiệu quả nhất nhé!
1. Triệu chứng lâm sàng
Tùy theo từng bệnh nhân mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau, thường gặp nhất là các triệu chứng sau:
• Đau bụng
Là triệu chứng thường gặp nhất ở các bệnh nhân. Có thể đau nhiều vị trí vùng quanh rốn, vùng hố chậu phải và trái, có thể đau trên rốn. Tính chất đau tùy từng bệnh nhân mà có thể đau âm ỉ cả ngày, hoặc có thể đau quặn từng cơn.
Thường sẽ giảm đau khi đi đại tiện được.
• Rối loạn đại tiện
Có thể đi lỏng hoặc táo bóng
- Đi lỏng: Thường hay vào buổi sáng, đau quặn bụng rồi muốn đi đại tiện, đi xong thường đỡ đau. Có thể xuất hiện sau khi ăn đồ tanh, sống, lạnh hoặc sau mệt mỏi. Một số trường hợp thường thấy phân cứng lúc đầu sau đó nát, hoặc nhầy nhày, không có máu.
- Đi táo: 3-4 ngày mới đi 1 lần, phân khô cứng nhiều cục nhỏ. Nhiều bệnh nhân phải ngồi rất lâu mới đi được.
• Đầy hơi, chướng bụng
Cảm giác chướng đầy bụng, đầy hơi kể cả khi chưa ăn no, chưa ăn hết bữa. Có thể ợ hơi hoặc cảm giác nóng vùng bụng.
• Các trường hợp khác
Bệnh nhân dễ nhạy cảm, thường hay lo nghĩ hồi hộp, ra nhiều mồ hôi tay chân vào mùa đông.
Thông thường bệnh nhân không bị gầy sút cân do bệnh kéo dài mạn tính nhiêu năm, thường không sốt, không có trạng thái mất nước.
2. Triệu chứng cận lâm sàng
Không có các xét nghiệm đặc hiệu, thường chỉ định làm một số cận lâm sàng để loại trừ các bệnh thực thể của đại tràng:
- Xét nghiệm máu: thường các chỉ số huyết học, men gan bình thường.
- Xét nghiệm phân: Có trứng kí sinh trừng, không có amip ăn hồng cầu, cấy phân không có trực khuẩn shigella
- Soi trực tràng sigma: có thể thấy hình ảnh co thắt hoặc tăng tiết nhầy
- X-quang khung đại tràng: Thấy hình ảnh co thắt, các ngấn ngang sâu…
3. Chẩn đoán bệnh
Sử dụng các xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ các tổn thương thực thể ở đại tràng.
Hỏi triệu chứng của bệnh nhân dựa theo bảng câu hỏi của Kruis W.1990 như sau:
Khi tổng điểm >44 điểm thì có giá trị chẩn đoán HCRKT
4. Điều trị bệnh
Điều trị bệnh tùy theo từng giai đoạn theo nguyên tắc chung: Sử dụng chế độ ăn nhiều đạm ít mỡ, hạn chế các thức ăn tanh sống lạnh. Chỉ sử dụng các thuốc chữa triệu chứng khi cần.
- Thuốc giảm co thắt: sử dụng khi đau bụng nhiều như Mebeverin, Nospa, Buscopan
- Thuốc chống táo bón: cám gạo, Psylium
- Thuốc chống đi lỏng: codein, loperamide
- Thuốc đông y điều trị tận gốc theo từng thể bệnh
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về sức khỏe vui lòng liên hệ Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995