NHỮNG THẢO DƯỢC GIÚP GIẢI ĐỘC VÀ TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG PHỔI
Phổi là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, tuy nhiên hằng ngày nó lại phải chịu đựng rất nhiều tác động có hại từ bên ngoài như ô nhiễm môi trường, không khí, thực phẩm bẩn… Đây cũng là lí do khiến độc tố trong phổi ngày càng tích tụ nhiều hơn do đó chúng ta phải tìm cách để giải độc và làm sạch phổi, từ đó giúp cải thiện khả năng hô hấp và phòng ngừa được những bệnh liên quan đến phổi. Vậy, những thảo dược nào có thể giúp giải độc và tăng cường chức năng phổi cho cơ thể, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!
Thảo dược có thể giúp bạn giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể và thậm chí phòng ngừa ung thư. Có một số loại thảo dược cụ thể có tác dụng hỗ trợ cho chức năng phổi của bạn. Dưới đây là những thảo dược hàng đầu làm sạch và giải độc phổi:
Kinh giới cay
Lá kinh giới cay có chứa hợp chất carvacrol và acid rosmarinic, hai hợp chất này đều là những thành phần tự nhiên có tác dụng thông mũi và ức chế histamine đã được chứng minh là có lợi cho đường hô hấp và sự lưu thông không khí qua hốc mũi. Ngoài ran, Thymol và carvacrol là các chất dầu dễ bay hơi trong lá kinh giới cay có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại như staphylococcus aureus và pseudomonas aeruginosa.
Cách dùng: Lá kinh giới cay được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Lấy 20g kinh giới nấu nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần khi còn nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm 2-3 giọt dầu kinh giới cay vào sữa hoặc nước quả ép mỗi ngày.
Cam thảo
Trong y học cổ truyền, cam thảo có tác dụng, nhuận phế, chỉ ho. Y học hiện đại đã chứng minh cam thảo có tác dụng ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn lao… từ đó góp phần bảo vệ phổi trước các tác nhân gây bệnh này. Gần đây, các công trình nghiên cứu đã chứng minh cam thảo có tác dụng tăng cường nồng độ enzym CYP450. Đây là enzym giải độc của cơ thể, giúp giải độc cho phổi, đồng thời cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.
Cách dùng: Chuẩn bị 4-6g cam thảo sắc nước uống, trong ngày. 1 cốc nhỏ trà cam thảo mỗi ngày không chỉ giúp giải độc phổi mà còn mang lại nhiều lợi ích khác trên sức khỏe. Bởi cam thảo còn có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên tránh lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe.
Cần tây
Cần tây có chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm, tiêu biểu nhất là apigenin và luteolin. Tác dụng chống viêm, chống oxy hóa của cần tây góp phần giải độc phổi, giảm viêm trong các bệnh lý hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản...
Cách dùng: Bạn nên dùng nước ép cần tây ít nhất 1 ly/tuần. Nước ép cần tây nguyên chất sẽ khá khó uống. Vì vậy bạn nên kết hợp cần tây với táo và dứa để giảm bớt mùi vị khó chịu so với khi uống cần tây nguyên nhất.
Rau diếp cá
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thường xuyên sử dụng rau diếp cá trong thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ giúp loại bỏ được một số loại độc tố có khả năng gây tổn hại đến phổi. Mặt khác, chúng còn nhiệm vụ ngăn ngừa viêm họng mãn tính, ngăn ngừa ung thư phổi. Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng giúp lợi tiểu, khuyên dùng đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Và những ai có thói quen làm bạn với thuốc lá, diếp cá có khả năng giải nhiệt cho phổi, làm sạch phổi.
Cách dùng: Chuẩn bị 100g-200g rau diếp cá tươi rửa sạch sau có thể say nhuyễn uống hoặc ăn sống mỗi ngày để thanh lọc phổi.
Súp lơ (Bông cải)
Các hoạt chất folate, phytochemical, carotenoids và vitamin C có trong súp lơ giúp đẩy lùi các yếu tố gây hại cho dạ dày. Ngoài ra, súp lơ còn có chứa hợp chất có tên L-sulforaphane giúp tế bào phổi chuyển dần sang gen chống viêm nhiễm để ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp có thể xảy ra.
Cách dùng: Súp lơ có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, ăn trong ngày.
Chanh
Chanh là một loại thực phẩm khá quen thuộc đối với mọi người. Ngoài ra, chúng còn được xem là một loại “thần dược” rất tốt cho sức khỏe, có mặt ở nhiều bài thuốc từ ngàn xưa đến nay. Người ta tìm thấy trong quả chanh có chứ rất nhiều vitamin và dưỡng chất như vitamin B1, B2, vitamin C. Mặt khác, trong loại quả này chứa thành phần kiềm khá cao. Chúng có khả năng giúp giảm ho, long đờm và lọc được các chất thải trong phổi. Bên cạnh đó, theo kiến thức phổ thông được biết, chanh là loại thực phẩm chứa nhiều axit hữu cơ, axit citric. Những loại axit này có nhiệm vụ tăng cường chức năng của phổi, chống chọi lại được dịch bệnh và sự ô nhiễm của môi trường.
Cách dùng: Bạn nên dùng 1 - 2 ly nước chanh trước khi ăn vào mỗi sáng.
Tỏi sống
Tỏi được coi là một kháng sinh thực vật giúp phổi chống lại các vi khuẩn, virus từ môi trường. Trong dân gian thường dùng tỏi sống cho các bệnh cảm cúm và các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, tỏi sống cũng đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng làm tăng nồng độ glutathione nội bào. Glutathione chính là trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể, giúp bảo vệ phổi tối đa trước sự tấn công của các gốc tự do.
Cách dùng: Bạn nên dùng tỏi 2-3 tép tỏi sống mỗi tuần, đồng thời tích cực dùng tỏi trong chế biến các bữa ăn hàng ngày. Cần lưu ý rằng, các hoạt chất có tác dụng trong tỏi dễ bị biến tính bởi nhiệt, vậy nên cần hạn chế tối đa việc nấu quá chín chúng trong khi chế biến.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 – 0937638282